Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những điều nên lưu ý khi tự ý sử dụng tim sen bạn nên biết

Những điều nên lưu ý khi tự ý sử dụng tim sen bạn nên biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Tim sen có tác dụng an thần và giải nhiệt . Nhưng không phải vì thế mà có thể dùng bừa bãi , chúng tôi xin đưa ra những lưu ý khi sử dụng tim sen như sau.

Những điều nên lưu ý khi tự sử dụng tim sen

Khi sử dụng tim sen có tác dụng gì

Tim sen có tên khoa học là  Plumu Nelumbinis, thường gọi Liên tử tâm, hay Tâm sen là mầm xanh ở chính giữa hạt Sen. Tim Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% – 1,06%, như liensinine, isoliensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; còn có nuciferin, bisclaurin (alcaloid) và betus (base hữu cơ).

Theo Thuốc Nam thì tim sen vốn được sử dụng trong dân gian để chế biến các loại trà thảo mộc giúp ngủ ngon. Trong Đông y dùng tâm sen để thanh nhiệt, thanh tâm, an thần trừ phiền, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm căng thẳng. Đối với những người mất ngủ do suy nhược cơ thể, thần kinh căng thẳng, lo âu, tâm sen giúp hạ hỏa, trấn kinh, an thần, hỗ trợ giấc ngủ. Bởi tim sen có vị đắng, tính hàn, có thể chữa mất ngủ, trấn tâm an thần, giải phiền lao, chữa nói nhảm, di mộng tinh, tăng khí lực.Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Tuy nhiên, cũng cần phải cẩn trọng khi tự dùng tim sen.

Sen là gì 

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Sen là gì 

Nhắc đến Sen người ta liền nhớ đến bài ca dao này, đây là một bài ca dao hết sức quen thuộc với người Việt từ xưa đến nay. Cây sen là một cây thuốc quý, một loại cây mọc dưới nước, thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được, lá còn gọi là liên diệp mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân tỏa tròn. Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài 3-5, màu lục, tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đói mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp chè. nhiều lá noãn dời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-3 tiểu noãn. Quả chứa hạt gọi là liên nhục không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm còn gọi là liên tâm gồm 4 lá non gập vào phía trong.

Tất cả các bộ phận của Sen từ gốc rễ cho đến hoa, hạt không chỉ được dùng để trang trí, làm đẹp, chế biến ra các món ăn ngon bổ dưỡng mà còn là những vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt là tim sen được sử dụng giúp thư giãn tinh thần và tốt cho giấc ngủ. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong việc sử dụng tim sen để trị bệnh mất ngủ.

Những lưu ý khi sử dụng tim sen

Theo Dược sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur , tuy mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, song nếu coi tâm sen chữa bệnh mất ngủ mà lạm dụng hoặc dùng sai cách, sẽ gây nên những tác hại nhất định.

Tính hàn trong tim sen chỉ phù hợp với những người thực nhiệt (nóng trong người). Ngược lại, đối  với người đang bị hư nhiệt, tim sen được khuyến cáo không nên sử, dùng về lâu dài có thể gây mệt mỏi, giảm trí nhớ, tim đập loạn nhịp. Ngoài ra việc sử dụng tâm sen thường xuyên còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và làm giảm ham muốn ở nam giới.

Tim sen có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới chế biến cùng với các cây thuốc khác.

Những lưu ý khi sử dụng tim sen

Vì tim sen có vị đắng, tính lạnh nên với những người thực nhiệt uống vào thường giúp hạ hỏa. Trên thực tế, chỉ giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu so với các tác dụng phụ thì việc dùng tim sen chữa mất ngủ rất không nên.

Mặt khác, muốn cải thiện mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc một cách hiệu quả cần chú trọng giải quyết nguyên nhân, can thiệp từ gốc tình trạng này. Các nghiên cứu khoa học chuyên sâu cho thấy, căn nguyên của tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc thường do tâm lý căng thẳng, stress tăng kích thích tạo ra vô số các gốc tự do. “Độc chất” gốc tự do đặc biệt tấn công mạnh lên não, gây nên những tổn thương nghiêm trọng, làm hình thành và phát triển các mảng xơ vữa và huyết khối. Mạch máu não trở nên hẹp khiến máu vận chuyển oxy lên não bị cản trở. Khi đó, hệ thần kinh thiếu đi năng lượng để hoạt động, các dẫn truyền thần kinh gặp trục trặc ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ về đêm, ngủ không sâu giấc.

Ngoài ra, tim sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng.

Tổng hợp Dược sĩ – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Cơ Sở TPHCM

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...