Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Một số bài thuốc đông y trị bệnh từ cây dạ cẩm

Một số bài thuốc đông y trị bệnh từ cây dạ cẩm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây dạ cẩm là vị thuốc dân gian quen thuộc được nhiều người biết đến với tác dụng chữa bệnh lở loét, nhiễm trùng vết thương và đặc biệt tốt với người bị bệnh về dạ dày.

Cây dạ cẩm có tác dụng gì với sức khỏe?

Cây dạ cẩm là một cây thuốc nam quý, được nhiều người biết đến với tác dụng như sau:

Theo Y học cổ truyền: Trong các tài liệu ghi chép lại cây dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Thảo được quy vào kinh Tỳ và kinh Vị trong Kinh lạc của con người. Tác dụng của cây dạ cẩm theo Y học cổ truyền: Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm sưng đau, lở loét, làm lành những vùng niêm mạc dạ dày bị bong tróc, viêm loét, cân bằng dịch vị axit dạ dày…

Theo Y học hiện đại: Những thành phần hóa học tìm thấy ở trong cây dạ cẩm có thể chứng minh chúng có tác dụng trong việc: Cải thiện chứng bệnh ợ chua, ợ hơi do dạ dày, trung hòa dịch vị dạ dày, chữa bệnh viêm loét dạ dày và nhiều chứng bệnh khác ở cơ quan này. Ngoài ra cây dạ cầm còn có thể trị những vết thương lở loét ngoài da, trong miệng, tưa lưỡi, trị viêm họng, trị các bệnh do vi khuẩn gây nên ở trong khoang miệng,…

Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây thuốc dạ cẩm

Bác sỹ Y học cổ truyền Sài Gòn – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, loại thảo được này chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc được ứng dụng nhiều nhất được đông đảo người dân sử dụng mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe.

Bài thuốc từ cây dạ cẩm chữa viêm loét miệng: Viêm loét miệng là tên gọi chung cho những chứng bệnh xuất hiện ở khoang miệng. Khi gặp tình trạng này thường sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của con người. Mà ăn uống một khi ảnh hưởng kéo theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe do không đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Do đó, khi gặp những tình trạng viêm loét miệng, người bệnh nên ứng dụng những bài thuốc dưới đây từ cây dạ cẩm.

Nước uống đun từ lá cây dạ cẩm: Chọn những lá dạ cẩm còn tươi non và rửa thật sạch, để đảm bảo tốt nhất trước đó có thể ngâm qua với muối loãng. Cho lá dạ cẩm vào ấm cùng 1.5 lít nước, đun sôi trên lửa lớn. Đun trong 15 phút bắt đầu tính từ khi sôi rồi chắt nước nước ra và uống thay trà hằng ngày. Kiên trì sử dụng trong 1 tuần thì cơ thể sẽ thanh nhiệt, giải độc, lúc này những vết loét miệng cũng sẽ liền lại. Đồng thời khi nước dạ cẩm đi qua vùng da bị viêm loét cũng sẽ sát khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang những khu vực khác.

Bài thuốc bôi từ cây dạ cẩm trị loét khóe miệng: Cách tốt nhất để làm bài thuốc bôi từ cây dạ cẩm chính là dùng cao đặc để bôi. Tuy nhiên trong trường hợp không có thì bạn có thể thực hiện các bước dưới đây từ cây dạ cẩm tươi để làm thuốc bôi, tác dụng mang lại cũng rất tốt. Chuẩn bị một nắm lá thuốc dạ cẩm, rửa sạch và ngâm qua muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Cho lá thuốc vào cối và giã nát chắt lấy phần nước cốt, chấm nhẹ lên miệng vết thương. Ngày thực hiện 3 – 5 lần hoặc nhiều hơn càng tốt. Miệng vết thương nhanh chóng được sát khuẩn và lành lại nhanh chóng. Hoặc sắc lá thuốc cùng 700ml nước đến khi cô cạn lại còn 100ml thì chắt ra bát và hòa cùng 3 thìa mật ong nguyên chất. Mỗi ngày lấy hỗn hợp này bôi lên miệng vết thương loét khóe miệng. Lưu ý để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất cần vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối trước khi bôi thuốc.

Dạ cẩm kết hợp với cam thảo chữa loét miệng: Chuẩn bị khoảng 200 – 300g mỗi loại thảo dược dạ cẩm và cam thảo bắc đã được sấy khô, đem tán thành bột mịn. Trộn đều hai loại bột dạ cẩm và cam thảo này với nhau. Trong trường hợp bị loét miệng dùng 25g bột đã được hòa hãm cùng 250ml nước ấm. Ngày dùng 2 – 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất từ bài thuốc.

Nấu cháo lá dạ cẩm: Những người bị viêm loét miệng thường việc ăn uống sẽ rất khó khăn, nhai nuốt cũng tạo những cơn đau. Một trong những món ăn có tác dụng hỗ trợ điều bệnh và tốt cho hệ tiêu hóa làm no bụng mà lại không phải nhai quá nhiều chính là cháo dạ cẩm. Chuẩn bị một nắm lá dạ cẩm non, rửa thật sạch, rửa qua với muối loãng và thái thật nhỏ. Sau đó, hầm cháo trắng, từ gạo nếp trên bếp. Khi chín thì cho thêm lá dạ cẩm non vào đảo đều. Múc ra bát để đợi nguội một chút rồi ăn. Ăn từ 2 – 3 lần hằng ngày hoặc thay cơm luôn cho đến khi bệnh khỏi bệnh hoàn toàn.

Cây dạ cẩm là thảo dược, cây thuốc nam quý hiếm được nhiều người ưa chuộng sử dụng, tác dụng mang lại của dược liệu mang lại cũng rất nhiều. Hy vọng với những thông tin của bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cây thuốc cũng như tin tưởng và sử dụng để chăm sóc sức khỏe của bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.