Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả đến từ cây lá bỏng

Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả đến từ cây lá bỏng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Cây lá bỏng có tên gọi khác là cây sống đời rất dễ trồng nên rất phổ biến. Công dụng của cây lá bỏng theo y học cổ truyền chữa được rất nhiều bệnh như tiêu trùng, giảm đau, sinh cơ.

cây lá bỏng

Cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là Cây sống đời, Diệp sinh căn, Thuốc bỏng, trường sinh, đả bất tử, tầu púa sung (Dao). Tên khoa học làKalanchoe pinata (Lam.) Pers., họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Cây lá bỏng thuộc loại cây cỏ, sức sống rất tốt cao 40 – 60cm. Cây lá bỏng có thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối xứng nguyên hoặc xẻ 3 thùy. Phiến lá dày,nhiều nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa lá bỏng mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Cây mọc rất phổ biến ở nước ta thường dùng để làm cây cảnh và làm thuốc

Bác sỹ y học cổ truyền TPHCM Nguyễn Thanh Hậu cho biết thì Cây lá bỏng thường được dùng trong việc kháng khuẩn tiêu viêm, chữa vết bỏng, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu và được dùng làm thuốc giải độc.

Cách dùng và liều dùng: Dùng trong ngày 20 – 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.

Các bài thuốc được điều chế từ cây lá bỏng :

Chữa viêm xoang mũi: giã nát 2 lá sống đời lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày 4-5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam.

– Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống.

Chữa chấn thương do ngã, đánh đập; bỏng do lửa hay nước sôi và bỏng do nóng: dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên.

Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.

bài thuốc đến từ cây lá bỏng

Chữa kiết lỵ và bệnh trĩ: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nước hay sắc uống; hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng 5 ngày.

Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời; người mất ngủ dùng đơn này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm.

Giải rượu: khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu.

Chữa phong ngứa không rõ lý do: dùng lá sống đời, lá nghễ răm, lá k , lá bồ hòn, nấu nước xông và tắm; dùng thêm lá k đầu ngựa, sắc uống trong vài ngày.

Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh từ cây lá bỏng mà các dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM đã tổng hợp được, mong rằng sẽ giúp được mọi người trong việc chữa bệnh của mọi người trở nên tốt nhất.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.