Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Bài thuốc nam từ Cây hoa ban với hệ tiêu hoá

Bài thuốc nam từ Cây hoa ban với hệ tiêu hoá

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (8 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo Y học cổ truyền thì Hoa ban (Cây hoa ban) có vị nhạt, tính mát và có tác dụng tốt trong lợi tiểu, tiêu thũng, kiện tỳ và táo thấp và nhiều tác dụng khác nữa.

Bài thuốc nam từ cây hoa ban với hệ tiêu hoá

Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết rằng: Cây hoa ban (cây móng bò) tên khoa học là Bauhinia variegata L, có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Thường được trồng làm bóng mát nhưng ít ai biết đến công dụng chữa bệnh từ lá, hoa, rễ của cây này.

Bài thuốc nam từ Hoa ban

Để chữa đau bụng, lỵ và tiêu chảy: sử dụng nụ hoa đã được phơi khô ở trong bóng râm hoặc sử dụng hoa tươi cho thêm nước đun sôi từ 5 đến 7 phút, sử dụng uống trước bữa ăn vào mỗi buổi sáng và sử dụng uống liên tục trong 1 tuần.

Trị sốt: lấy 50gr hoa ban đun sôi cùng với 500ml nước, để nhỏ lửa trong khoảng 4 phút. Thực hiện uống liên tục từ 2-3 ngày, mỗi ngày uống một ít.

Điều trị viêm gan, viêm tiết niệu, bí tiểu tiện, phù thũng, viêm phổi, ho do phế nhiệt, viêm khí quản: 10gr đến 20 gr hoa ban (khô) đem sắc uống. Hoặc sử dụng hoa ban nấu ăn như rau dùng hàng ngày để trị bệnh tiêu chảy mạn tính.

Hoa của cây hoa ban

Hoa của cây hoa ban

Bài thuốc nam từ lá cây Hoa ban

Trong Đông y lá cây hoa ban có vị nhạt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hoãn tả. Ngoài ra lá cây hoa ban còn được dùng để trị ho, tiểu tiện bí, hoặc tiêu chảy. Sử dụng lá cây hoa ban dưới dạng thuốc sắc với liều 10gr -16gr (khô).

Bài thuốc nam từ vỏ thân cây Hoa ban

Vỏ thân cây hoa ban có vị chát, hơi đắng nhẹ, tính bình. Vỏ thân cây hoa ban có tác dụng kiện tỳ, táo thấp. Dùng 6gr -12gr (khô).

Những triệu chứng tiêu hóa không tốt như đầy hơi, phân nát, lỏng. Ngoài ra còn giúp điều trị lao hạch, mụn nhọt, sang lở và dùng làm thuốc bổ giúp hồi phục cơ thể sau khi ốm dậy: lấy vỏ thân sắc uống và nấu lấy nước để rửa vết thương.

Điều trị tiêu chảy: vỏ thân cây hoa ban phối hợp cùng búp ổi, vỏ tươi của cây vối rừng, đồng lượng. Tất cả đem đi giã nát vắt lấy chất dịch. Sử dụng nước cốt thu được mỗi lần uống 2 thìa cà phê, mỗi ngày uống từ 4 đến 5 lần, cách nhau 3 đến 4 giờ.

Điều trị giun đũa: Dùng nước ép vỏ cây hoa ban tươi, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê/1 lần, uống liên tục trong 4 ngày liền.

Điều trị lỵ amip: Vỏ tươi của cây hoa ban đem cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài rồi thái lát mỏng, giã nát, vắt lấy nước. Sử dụng uống ngày 3 lần, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê (10ml).

Lá cây hoa ban

Lá cây hoa ban

Bài thuốc nam trị bách bệnh từ rễ Hoa ban

Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ rằng: Rễ cây hoa ban có vị hơi chát, mát và có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Là bài thuốc hay giúp điều trị tiêu hóa kém, bị viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính hoặc bị trĩ đi ngoài ra máu… Trước khi sử dụng phải đem rễ cây hoa ban đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem thái lát mỏng rồi phơi khô đem sao vàng rồi sử dụng để sắc nước uống.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc!

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.