Bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu tăng cao với những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu biết cách kiểm soát chúng bằng những bài thuốc nam bạn sẽ chung sống hòa bình với nó.
- Bài thuốc nam chữa bệnh gan hiệu quả từ đậu đỏ
- Bài thuốc nam chữa đái tháo đường hiệu quả từ râu ngô
- Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả từ bài thuốc nam
“Tạm biệt” bệnh tiểu đường nhờ bài thuốc nam
Thế nào là bệnh tiểu đường?
Theo Thuốc Nam, bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của người mắc bệnh tiểu đường đó là mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn đầu, bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và người bệnh luôn cảm thấy khát nước hơn so với người bình thường.
Bác sĩ Dương Trường Giang đang làm việc tại Bệnh viện Y học Cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết yếu tố quyết định bệnh tiểu đường đến từ nhiều phía. Nó có thể do gen, ăn uống, môi trường, stress,… Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin (insulin được sản xuất từ tuyến tuỵ giúp các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn) hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin. Cũng theo bác sĩ Giang, bệnh tiểu đường cóa 3 loại: Tiểu đường tuýp 1, Tiểu đường tuýp 2 và Tiểu đường tuýp 3.
Biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu, nếu người mắc bệnh tiểu đường không điều trị tốt có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong. Đây không phải trường hợp hiếm gặp, nhất là đối với sinh viên thực tập Cao đẳng Y học Cổ truyền hay bác sĩ giàu kinh nghiệm nhiều năm trong nghề như bác sĩ Giang khi hàng ngày đối diện với không ít bệnh nhân với đủ mọi cấp bậc nguy hiểm khác nhau. Nói về biến chứng của bệnh tiểu đường, bác sĩ Giang chia sẻ có 2 biến chứng chính là : Biến chứng cấp tính và Biến chứng mãn tính (biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh)
Bệnh tiểu đường là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên với nền Y học đã phát triển hàng trăm năm, Y học cổ truyền với những bài thuốc nam được minh chứng chữa bệnh tiểu đường vẫn luôn hiệu quả và áp dụng đến ngày hôm nay.
Bài thuốc hay chữa bệnh tiểu đường từ Đông y
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ dây thìa canh
Theo Đông y, thìa canh là một trong những cây thuốc có thể sử dụng để điều trị cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Thìa canh có tác dụng đặc biệt hiệu quả trong việc hạ đường huyết nhanh chóng sau khoảng từ 2 – 4 giờ sử dụng. Theo nhiều nghiên cứu, các chất có trong dây thìa canh còn có khả năng làm giảm lipid trong máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa béo phì hiệu quả. Với bài thuốc nam này, bạn chỉ cần 50g dây thìa canh khô. Khi có dược liệu thìa canh khô, bạn cho dược liệu vào nồi cùng 1,5 lít nước và đun sôi trong khoảng 15 phút thì dừng lại và chia ra uống 3 lần/ ngày vào sau mỗi bữa ăn. Để đạt được hiệu quả cao nhất, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiên trì sử dụng bài thuốc nam này trong khoảng 10 ngày sẽ thấy được hiệu quả điều trị.
Bài thuốc nam chữa tiểu đường từ chuối hột
Giống như bài thuốc nam từ dây thìa canh, bài thuốc nam chữa tiểu đường từ chuối hột cũng được sử dụng nguyên liệu chính là chuối hột. Cách làm bài thuốc nam này khá đơn giản, bạn chỉ cần đem củ chuối rửa sạch và ép lấy nước cốt để sử dụng. Ngoài ra, người bệnh có thể cắt ngang thân cây chuối hột và khoét lấy 1 lỗ vừa đủ ở thân cây sau đó lấy nylong đậy lên trên. Khi nào cây chuối tiết ra nước và đọng lại thì sử dụng nước này để uống hàng ngày.
Bài thuốc nam chữa tiểu đường từ cây mướp đắng
Theo Y học cổ truyền, mướp đắng không chỉ là nguồn thực phẩm đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng mà đây còn là vị thuốc nam có khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường type 2 nhanh chóng. Chỉ với quả mướp đắng, bạn đem rửa sạch và cho vào máy xay để ép lấy nước cốt. Mỗi ngày, bạn sử dụng 1 cốc nước ép mướp đắng để góp phần làm giảm lượng đường huyết.
Ngoài những bài thuốc trên, trong Đông Y còn vô số các bài thuốc nam đang được các bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bạn nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm cần thiết để có thể có biện pháp điều trị hợp lý.
Nguồn : Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur