Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc đông y Ma hoàng

Những tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc đông y Ma hoàng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ma hoàng là dược liệu quý có nguồn gốc và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc. Dược liệu này có tác dụng bình suyễn, tiêu phù, giải biểu, tuyên phế, lợi tiểu, khứ phong nên được sử dụng để điều trị viêm phế quản cấp tính, hen suyễn, ho gà,…

Dược liệu Ma hoàng

Dược liệu Ma hoàng

Những tác dụng dược lý của dược liệu Ma hoàng

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tăng huyết áp.
  • Tác dụng giải nhiệt: Sử dụng tinh dầu của dược liệu cho chuột nhắt bình thường nhận thấy có tác dụng hạ thân.
  • Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid trong ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ rệt.
  • Tác dụng bài tiết dịch vị và nước tiểu: Alcaloid trong thảo dược có khả năng kích thích dịch vị và bài tiết nước tiểu.
  • Tác dụng đến hệ thần kinh: Ephedrine trong dược liệu có tác dụng làm phấn chấn tinh thần, hưng phấn vỏ não, hưng phấn trung khu hô hấp. Đồng thời làm giảm tác dụng của thuốc ngủ.
  • Thân và cành có tác dụng ngược lại với rễ ma.
  • Tác dụng phát hãn: Có tác dụng tăng bài tiết mồ hôi.
  • Tác dụng chống co thắt phế quản: Ephedrine trong dược liệu có tác dụng làm giảm cơ trơn khí quản.
  • Ephedrine gây co thắt mạch máu khiến huyết áp tăng lên.
  • Dược liệu có khả năng ức chế virus cúm.

Theo y học cổ truyền

Tác dụng của vị thuốc Ma hoàng trong Y học cổ truyền:

  • Khứ phong, bình suyễn, tiêu phù, giải biểu, tuyên phế, lợi tiểu.
  • Bình suyễn, tán tụ, phát hãn và lợi tiểu.
  • Xuất hãn, chỉ khái nghịch thượng khí, phá trưng kiên tích tụ, phát biểu, khứ tà nhiệt khí, trừ hàn nhiệt.
  • Lợi thủy, phát hãn và bình suyễn.

Ma hoàng gồm có 3 loại Thảo ma hoàng, Mộc tặc ma hoàng và Trung ma hoàng

Ma hoàng gồm có 3 loại Thảo ma hoàng, Mộc tặc ma hoàng và Trung ma hoàng

Những bài thuốc có dược liệu Ma hoàng

Ma hoàng được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh:

Bài thuốc trị ngoại cảm phong hàn, không mồ hôi, biểu thực

Dùng quế chi 8g, cam thảo 4g, ma hoàng 8g với hạnh nhân 12 g đem sắc uống.

Bài thuốc trị thủy thủng cấp tính có nội nhiệt, thận viêm

Dùng thạch cao sống 40g, đại táo 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 4g với sinh khương 8g đem sắc uống.

Bài thuốc trị vùng dưới tim có thủy khí, thương hàn phần biểu chưa giải, tiểu ít không thông, tiêu chảy, sốt ho, suyễn và bụng dưới đầy

Dùng thược dược, chích cam thảo, ma hoàng, tế tân, quế chi (cạo vỏ), can khương mỗi thứ 3 lạng với bán hạ nửa và ngũ vị tử nửa thăng, đem sắc uống.

Bài thuốc trị mạch trầm, tiểu thuộc chứng thiếu âm

Dùng cam thảo 60g, ma hoàng 90 với phụ tử 1 củ đã nướng, đem sắc uống.

Bài thuốc trị các khớp đau nhức, tâm loạn, không muốn ăn uống, co rút chân tay, phiền nhiệt, sợ lạnh

Dùng hoàng kỳ 12 thù, độc hoạt 30g, ma hoàng 30 thù, hoàng cầm 18 thù với tế tân 12 thù đem sắc uống.

Bài thuốc trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát

Dùng ma hoàng 40g, đem bỏ đốt, chỉ lấy thân. Đem sắc với 4 thăng nước, còn lại 2 thăng. Vớt bỏ bã, thêm 1 nắm gạo tẻ rồi nấu thành cháo.

Bài thuốc trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt

Dùng ma hoàng uống với rượu. Ngày dùng 2 – 3 lần.

Bài thuốc trị tửu tra tỵ

Dùng ma hoàng căn và ma hoàng mỗi thứ 60g. Đem thuốc chưng với rượu tốt 5 hồ trong khoảng 15 phút, sau đó đem phơi sương khoảng 1 đêm. Mỗi ngày dùng 2 lần, tối và sáng, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ.

Bài thuốc trị ho gà kèm đờm nhiệt

Dùng hạnh nhân, cam thảo, ma hoàng, thạch cao và bách bộ mỗi thứ 8g đem sắc với xuyên bối mẫu 4g.

Bài thuốc trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da

Dùng liên kiều 12g, tang bạch bì 12g, cam thảo 4g, đại táo 3 trái, ma hoàng 8g, xích tiểu đậu 20g, hạnh nhân 12g, sinh khương 4g, đem sắc uống.

Những kiêng kỵ khi sử dụng dược liệu Ma hoàng

Những kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc nam Ma hoàng trong điều trị bệnh:

+Người mồ hôi ra nhiều, biểu hư, ho suyễn cho phế hư, không dùng ma hoàng.

+Ma hoàng kỵ thạch vị và tế tân.

+Cấm dùng cho người hư yếu, người có chứng thương phong có mồ hôi, người bị chứng âm hư thương thực.

+Tim suy và huyết áp cao cần cẩn trọng khi dùng.

+Phụ nữ mang thai, người có khí hư, suy nhược, thổ huyết không nên dùng.

Các thông tin về tính vị, tác dụng dược lý và bài thuốc chữa bệnh từ cây ma hoàng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng, bạn đọc cần trao đổi với bác sĩ để xác định độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...