Danh mục
Trang chủ >> TIN TỨC Y DƯỢC >> Giật mình: Dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng vọt

Giật mình: Dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng vọt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo thống kê mới nhất, so với cùng kỳ năm ngoái, năm 2020 ghi nhận sự tăng vọt của số ca mắc tay chân miệng tăng lên 290-295 ca, sốt xuất huyết tăng lên 110-115 ca một tuần.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ trước các bệnh truyền nhiễm

Các chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cảnh báo các gia đình có con nhỏ cần đặc biệt chú ý, tránh trẻ tiếp xúc với các yếu tố dễ mắc bệnh, thực hiện vệ sinh thân thần và tăng sức đề kháng cho bé. Đây là thời điểm nhạy cảm dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng.

Số lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tăng nhanh

Trong tháng 6 và 7-2020, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019..

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, nếu đầu tháng 6-2020, trên địa bàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 5-7 ca tay chân miệng/tuần và từ 40 đến 50 ca sốt xuất huyết/tuần, thì đến tháng 7-2020, số ca mắc tay chân miệng tăng lên 290-295 ca/tuần và sốt xuất huyết tăng lên 110-115 ca/tuần.

Trường hợp bé T.T.M. (10 tuổi, ở tỉnh Hà Nam) nhập viện Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương với chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản. Dù được điều trị tích cực, song bệnh nhi vẫn hôn mê sâu, phải thở máy. Nằm cùng Khoa Điều trị tích cực với bé T.T.M., còn có hơn 50 trường hợp khác bị viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ và viêm não khác.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), khoảng 2-3 tuần gần đây, lượng bệnh nhân mắc viêm não gia tăng, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 đến 12 ca. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm đến nay, có 5 ca bệnh nhi viêm não Nhật Bản nhập viện. Đặc điểm chung của các ca bệnh là đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin theo quy định.

Không chỉ viêm não, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), từ đầu năm 2020 đến nay, đã tiếp nhận hơn 300 ca tay chân miệng. Điều đáng nói, chỉ trong tháng 6 và 7-2020, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng gấp 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Tương tự, trong 3 tuần gần đây, Khoa Nội nhi tổng hợp (Bệnh viện E) cũng tiếp nhận mỗi ngày từ 10 đến 15 trường hợp đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng, trong đó chủ yếu bệnh nhân ở Hà Nội.

Còn tại các tỉnh thành trên cả nước ghi nhân nhiều nơi mắc ca tay chân miệng. Đặc biệt, ở 4 tỉnh Tây Nguyên đã ghi nhận 100 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Các ổ dịch, ca bệnh xuất hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số – nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Theo ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc diệt lăng quăng, bọ gậy và duy trì hoạt động này từ 1 đến 2 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao. Ngoài ra, ngành Y tế các địa phương cần xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết, bảo đảm phun hóa chất diệt muỗi đúng kỹ thuật. Đối với bệnh tay chân miệng, hiện chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên người dân cần thực hiện “3 sạch”: Ăn, uống, ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.

Một số biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi dịch bệnh truyền nhiễm

Theo giảng viên Trường THPT Sài Gòn Để phòng chống bệnh truyền nhiễm, theo các chuyên gia y tế người dân cần thực hiện bước sau.

  • Tiêm vắc-xin: Là biện pháp chủ động tạo miễm dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Tỉ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn và bệnh càng khó lây truyền.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Thường xuyên ngủ màn
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn các thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, đã được lọc hoặc xử lý; bảo quản thức ăn đã chế biến một cách phù hợp (như bảo quản lạnh); ngăn không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Các biện pháp này giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn…
  • Vệ sinh môi trường: Nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh. Nuôi cá diệt bọ gậy, phun những hóa chất diệt muỗi, ruồi; loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi.

Trên đây là một số biện pháp phòng bệnh mà bạn có thể áp dụng cho bản thân và gia đình để phòng tránh dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng.

Nguồn trang Thuốc nam tổng hợp từ Báo baodansinh.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh Bác sĩ Y học cổ truyền năm 2023 và miễn 100% học phí

Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về đào tạo khối ngành sức khỏe theo ...