Các chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, thực quản rất nhiều người bị. Để điều trị các Y sĩ Y học cổ truyền giới thiệu các bài thuốc hay gởi đến bạn đọc.
- YHCT giới thiệu lá dâu tằm có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
- Điều trị ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, thực quản bằng các bài thuốc Nam
- Chuyên gia Điều dưỡng cho biết những triệu chứng thường gặp của bệnh Viêm gan B
Điều trị ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc Nam hiệu quả
Điều trị ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc Nam hiệu quả
Tỉ lệ người bị chứng trào ngược và biến chứng của nó rất cao và nguy hiểm. Phương thức chữa khá tốn kém, nhưng hiệu quả mang lại rất thấp ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống hằng ngày.
Hiện nay, Tây y thường xác định các chứng trên do thừa axit dịch vị. Phác đồ điều trị các bệnh hầu, họng vừa nêu của Tây y gần đây, thường tập trung xử lí thừa axit dạ dày làm căn bản .
Trên thị trường hiện nay, quảng cáo rất nhiều loại thuốc, thuốc dạng thực phẩm chức năng điều trị trào ngược.
Riêng với Nam y sử dụng bài thuốc hay sau vô cùng hiệu quả:
- Thành phần: Dùng 500ml nước mía và 250ml nước ép gừng ta tươi.
- Cách dùng: Trộn đều 2 thứ nước với nhau. Sau đó chia đều uống lúc ấm (đun lên cho sủi tăm dưới đáy, KHÔNG được đun nóng quá), Dùng 3 lần/ngày.
- Triệu chứng: Nếu đang lên cơn trào ngược, thượng vị nóng bốc ngược, uống sau độ khoảng 5 đến 10p sẽ dịu.
- Phác đồ: Từ 5 đến 10 ngày hoặc tới khi khỏi hẳn.
Sử dụng bài thuốc hay sau vô cùng hiệu
Lưu ý: Gừng tươi không nóng, không ảnh hưởng đến dạ dày (mà tính ôn, công năng ấm tỳ vị, trợ tiêu hoá, sát khuẩn đường ruột, tán hàn, hành khí, lợi vị, lợi mật, giải độc, nên nếu có viêm, loét dạ dày cũng hỗ trợ điều trị tốt). Gừng khô mới nóng, nhưng không phải kiểu nóng của lửa – thiêu đốt. Mà do gừng khô hành khí rất mạnh.
Khí hành, đương nhiên huyết hành/hoạt. Sự hoạt động mạnh mẽ của khí huyết, làm cho cơ thể ấm/nóng, toát mồ hôi, giống như tập thể thao vậy. Do đó, nếu không nắm vững được chính xác tính vị, công năng của gừng, mà ngộ nhận, thời không thể dụng nó làm diệu dược. Đặc biệt, khi kết hợp với nước mía, sẽ trừ đờm tích, thanh giọng, tiêu dịch, thông phế.
– Gừng tươi còn làm một phép luyện ngải. Đây là một bí quyết dưỡng sinh rất đơn giản, mà hiệu quả to lớn lắm.
Còn về công năng của nước mía, Nam y truyền khẩu quyết như sau:
- Nước mía hiếm tốt
- Bổ thận yếu tim
- Sinh tố dễ tìm
- Giải khát bổ máu.
Gừng tươi kết hợp với nước mía, quả là sự phối hợp sáng tạo. Nước mía giàu sinh tố, bổ máu. Mà muốn bổ máu, nhất định cần/nên/lấy bổ khí làm đầu, lấy hành khí làm chủ. Sự trung hoà giữa vị tính mát, vị ngọt, bổ máu với vị tính ôn, vị cay, thực rất tài tình, hành khí.
Tại sao lại lựa chọn gừng, chứ không phải các vị hành khí khác trong trường hợp này hoặc tương tự? Đây chính là điểm sáng tạo đặc biệt của Nam y và tổ tiên Việt. Giống như, để dụng nhân sâm đạt hiệu tối đa, thường phải sơ chế hoặc gia với/thêm gừng. Vì tuy nhân sâm đại bổ chân khí và huyết, nhưng lại không hành khí. Khí không hành, huyết bất hoạt, tất yếu hiệu dụng thấp hoặc lãng phí và thậm chí phản tác dụng, làm bệnh tình trầm trọng hơn do khí nghẹt huyết nghẽn. Dùng gừng vừa giúp nhân sâm hành khí, hoạt huyết, vừa dẫn dắt vừa ôn cố tính lạnh của nhân sâm. Giúp cho nhân sâm phát huy tối đa công năng, nhanh chóng và an toàn, mà không vị hành khí nào khác ngoài gừng làm được tốt đến thế.