Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Suy nhược cơ và bài thuốc hay trị bệnh trong YHCT

Suy nhược cơ và bài thuốc hay trị bệnh trong YHCT

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhược cơ là tình trạng trương lực cơ bị giảm. Tùy theo mức độ mà các thầy thuốc YHCT sẽ có bài thuốc điều trị nhược cơ một cách hợp lý.

Suy nhược cơ và bài thuốc hay trị bệnh trong YHCT

Suy nhược cơ và bài thuốc hay trị bệnh trong YHCT

Suy nhược cơ và bài thuốc hay trị bệnh trong YHCT

Bệnh nhược cơ thuộc “chứng nuy” của Y học cổ truyền. Theo “Hoàng đế Nội kinh”, chứng nhược cơ được chia làm 5 loại: Mạch nuy, nhục nuy, can nuy, phế nuy và cốt nuy; tuy nhiên bệnh sinh của nhược cơ gốc bệnh là do chứng nhục nuy.  “Nuy luận thiên” Hoàng đế Nội kinh Tố vấn cho hay: Tỳ khí nhiệt thì vị khô mà khát, cơ nhục bất nhân thành chứng nhục nuy. Vì yêm lưu ở nơi ẩm thấp khiến cho thấp khí thấm thía ở trong cơ nhục thành tý mà bất nhân, do đó gây nên chứng nhục nuy. Đây cũng là lý do kinh nói “nhục nuy gây nên do thấp”.

Tùy mức độ của bệnh mà trương lực cơ giảm nhiều hay ít. Trong trường hợp nặng, người bệnh thường không nhấc được tay, không thực hiện được những động tác thông thường. Bệnh thường tiến triển nặng dần từ sáng đến cuối ngày hoặc sau khi vận động làm ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống của người bệnh.

Để chữa trị chứng này, Y học cổ truyền thường dùng phương pháp bổ sung tinh chất, bổ tỳ kiện vị và một số vi lượng giúp quá trình thần kinh hoạt động bình thường. Dưới đây là một số bài thuốc hay điển hình trong điều trị nhược cơ mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc trị nhược cơ trong YHCT

Bài thuốc trị nhược cơ trong YHCT

Bài thuốc trị nhược cơ trong YHCT

Bài 1: Củ đinh lăng 16g, lá và cây ngấy hương 16g, hoài sơn 16g, bạch truật 16g,  liên nhục 16g, sâm bố chính 16g, thủ ô chế 16g, đương quy 12g, cam thảo 12g, biển đậu 12g, cao lương khương 10g, hậu phác 10g, đại táo 10g, sinh khương 6g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 tháng, chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc có tác dụng trong việc bổ tỳ, cung cấp tinh chất giúp tăng sức lực cho cơ nhục và cải thiện quá trình dẫn truyền thần kinh được suôn sẻ. Liệu trình dùng trong 15 đến 20 ngày.

Bài 2: Hoài sơn 16g, ngũ gia bì 16g, hà thủ ô 16g, bạch truật 16g, củ đinh lăng 16g, kê huyết đằng 16g, liên nhục 12g, đương quy 12g, ba kích 12g, xương bồ 12g, sâm hành 16g, cam thảo 12g, hoàng kỳ 12g, đại táo 10g, thần khúc 10g, trần bì 10g. Đem sắc, người bệnh uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Theo Y sĩ Y học cổ truyền, bài thuốc có công dụng trong việc bổ tỳ, bồi đắp trung châu giúp cơ nhục hoạt động tốt.

Bài 3: Hà thủ ô, củ đinh lăng, ngũ gia bì, phòng sâm, bạch truật, hoài sơn, cam thảo, đương quy, đại táo,  ngũ vị,  xuyên khung, mỗi vị  dùng 20g. Đem tất cả các vị cho vào bình sứ hoắc bình thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, sau 20 ngày là dùng được. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ.

Công dụng: bổ tỳ kiện vị. Bài thuốc rất tốt đối với những người ăn uống kém, cơ bắp yếu mềm, chân tay không có lực.

Bài 4: Ngũ gia bì 16g, mẫu lệ 16g, hoài sơn 16g, hà thủ ô 16g, đinh lăng 16g, sâm hành 16g, lạc tiên 16g, kê huyết đằng 16g, đương quy 12g, xương bồ 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 12g,  hoàng kỳ 9g, quế 6g, đại táo 5 quả, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng thuốc từ 15 – 20 ngày liền.

Công dụng Bài thuốc Y học cổ truyền: bổ tỳ dương, giúp tỳ dương khỏe mạnh sung mãn, hồi phục chức năng hoạt động của cơ nhục.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì theo Đông Y?

Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những tình trạng gây ra nhiều ...