Đối với nhiều người khi bị cảm lạnh, việc lựa chọn thuốc uống không phải là điều tiên quyết mà còn phải lựa chọn thức ăn phù hợp cũng rất quan trọng.
- Có nên thêm sữa vào trà xanh hay không ?
- Vì sao chúng ta không nên bỏ bữa ?
- Những thực phẩm tuyệt đối không được dùng khi bụng đói
Khi bị cảm lạnh chúng ta nên ăn gì
Theo các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng gây hắt hơi, ho và nghẹt mũi. Virus bệnh này lây lan dễ dàng từ người này sang người khác.
Khi chúng ta tiếp xúc với chất nhầy của người bị nhiễm bệnh, virus sẽ di chuyển qua mũi và xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể cố gắng chống lại virus gây bệnh bằng cách sản xuất chất nhầy dư thừa dẫn đến tắc nghẽn mũi và tiết nhiều chất nhầy trong mũi. Vì thế, trong những ngày đông lạnh giá, bạn nên giữ ấm cơ thể vì virus gây bệnh sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ thấp
Nhiều người khi bị cảm lạnh thường mất cảm giác thèm ăn. Đó là bởi vì lưỡi có thể nếm thức ăn nhưng chỉ những tế bào khứu giác trong mũi mới cung cấp thông tin về hương vị của thực phẩm cho não. Những tế bào khứu giác này nằm trong mũi. Khi bị tắc, các tế bào khứu giác không nhận được tín hiệu để gửi tới não và do đó thực phẩm không có hương vị. Dưới đây là một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh và bổ sung các chất dinh dưỡng để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Vậy khi bị cảm lạnh chúng ta nên ăn gì ?
Khoai lang
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C và D giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm này làm gia tăng năng lượng, rất cần thiết khi bị bệnh. Khoai lang thường được khuyến cáo bổ sung cho những người dễ bị cảm lạnh.
Nước nóng + chanh + mật ong
Theo các Dược sĩ Cao đẳng y Dược Pasteur, nước nóng sẽ làm dịu cổ họng bị kích thích. Chanh chứa vitamin C sẽ làm tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mật ong là một loại thuốc kháng virus tự nhiên sẽ tiêu diệt virus gây bệnh. Cho một thìa mật ong và nước chanh vào ly nước ấm và uống hai lần một ngày.
Nước dừa
Nước dừa có chứa các chất điện giải để bổ sung chất lỏng, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ chống lại nhiễm trùng và cúm. Trái cây này cũng làm tăng lưu thông máu, chống vi khuẩn.
Tỏi
Tính khử trùng của tỏi giúp diệt khuẩn và hiệu quả trị cảm lạnh. Tỏi chứa vitamin C, selen và các khoáng chất khác có chức năng điều trị cảm lạnh, loại bỏ chất nhầy, đờm. Bạn có thể ngâm 2 tép tỏi nghiền nát với nước và uống hàng ngày cho đến khi các triệu chứng cảm lạnh giảm dần.
Gừng
Gừng là phương thuốc tuyệt vời trị ho và cảm lạnh; hiệu quả ngăn chặn ho và giảm tắc nghẽn mũi. Gia vị này cũng là một loại thuốc chống virus, vi khuẩn gây bệnh. Cho một miếng gừng, 1 lát chanh và 2 thìa mật ong vào nước ấm và uống.
Chuối
Chuối hiệu quả trị chứng cảm lạnh. Chuối rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch, làm dịu cổ họng kích thích và cung cấp năng lượng. Trong thời gian bị cảm lạnh, bạn nên ăn chuối vào buổi sáng.
Súp gà
Chuyên trang sức khỏe đời sống chia sẻ, súp gà làm dịu cổ họng và làm giảm tắc nghẽn mũi. Súp gà chứa rất nhiều chất kích thích tăng cường khoáng chất mà lại rất dễ hấp thụ trong cơ thể. Gà rất giàu carnosin, giúp giảm nghẹt mũi, cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng và được coi như là phương thuốc hiệu quả chống viêm.
Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh đậm có nhiều vitamin, khoáng chất tăng khả năng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng; giảm nguy cơ bị bệnh và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Hãy bổ sung các loại rau lá xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Củ nghệ
Củ nghệ là chất chống nhiễm trùng và chống viêm làm giảm viêm mũi, nghẹt mũi, giảm chất nhầy dư thừa trong mũi. Trộn 1/4 muỗng cà phê bột nghệ trong một ly sữa ấm và uống hàng ngày.
Theo thuocnam.edu.vn