Hiện nay, nước ta đang bước vào cuộc chiến chống sốt xuất hiện. Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh này sang người bệnh khác.
- Phương pháp điều trị sốt rét tại nhà giúp khỏi bệnh chỉ sau 3 ngày
- Phụ nữ trên 40 dù tích cực bổ sung canxi nhưng vẫn bị loãng xương
- Đường và những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe
Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết
Theo tin tức sức khỏe đời sống cho biết, Sốt xuất huyết là một căn bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi khác nhau và lây lan đi khá nhanh, bên cạnh đó bệnh cũng dễ bùng phát thành dịch. Vì việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều nên khá thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát.
Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cũng chỉ ra nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết:
- Do siêu vi trùng Dengue gây ra
- Do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra, điển hình là muỗi vằn. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm…Muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị mắc bệnh sốt xuất huyết
- Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.
- Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.
- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
- Nặng hơn trẻ có thể bị suy tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị mắc bệnh sốt xuất huyết
Những cách chăm sóc trẻ khi bị mặc bệnh sốt xuất huyết
Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Yên Bái – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sốt xuất huyết ở trẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của sốt xuất huyết, mẹ nên:
- Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
- Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên cho bé uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.
- Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.
Những cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt.
- Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn – thuocnam.edu.vn