Danh mục
Trang chủ >> TIN TỨC Y DƯỢC >> Cây đinh lăng: Thần Dược giúp chống độc tăng lực toàn thân

Cây đinh lăng: Thần Dược giúp chống độc tăng lực toàn thân

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh. Tuy nhiên, có loài đinh lăng lá nhỏ thuộc họ nhân sâm Araliaceae được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cây đinh lăng: Thần Dược giúp chống độc tăng lực toàn thân

Cây đinh lăng: Thần Dược giúp chống độc tăng lực toàn thân

Sơ lược về cây đinh lăng

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá (nhưng tên đinh lăng phổ biến hơn). Là một loại cây thân nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 – 1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20 – 40cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài 3 – 10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm.

Cụm hoa hình chùy ngắn 7 – 18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3 – 4mm, dày 1mm có vòi tồn tại. Theo tìm hiểu từ trang tin tức Y Dược được biết, đinh lăng được trồng phổ biến làm cảnh khắp nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc.

Thành phần hóa học: trong đinh lăng có các alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các axít amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axít amin không thể thay thế được (Ngô Ứng Long – Viện Quân y, 1985).

Người ta thu hoạch rễ đinh lăng vào mùa thu- đông ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; lúc này rễ mềm, có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái nhỏ rễ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Dược liệu có tên thuốc trong y học cổ truyền là nam dương lâm, có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát bình không độc.

Những công dụng ít người biết đến của rễ đinh lăng

Từ trước tới nay, cây đinh lăng có rất nhiều công dụng được truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên trong thực tế, đinh lăng được biết đến là cây thuốc vị thuốc với một số công dụng như:

  • Thuốc sắc: Rễ đinh lăng thái nhỏ, sao vàng 8-16g, sắc với 400ml nước còn 100ml, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, uống thay chè để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa (Hải Thượng Lãn Ông).
  • Thuốc ngâm rượu: Rễ đinh lăng khô 100g không sao tẩm, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-35 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml trước bữa ăn nửa giờ.
  • Thuốc hãm: Rễ đinh lăng đã sao tẩm 5-10g, thái nhỏ, hãm với nước sôi như hãm trà, uống làm nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc bột và thuốc viên: Rễ đinh lăng sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5-1g. Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi viên 0,25 – 5g. Ngày uống 2-4 viên, chia làm 2 lần.

Những công dụng ít người biết đến của rễ đinh lăng

Những công dụng ít người biết đến của rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác tạo ra bài thuốc hay chữa được những bệnh sau:

  • Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột sắc uống ngày 100g.
  • Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc suống trong ngày.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Học Đông Y ở đâu tốt và những điều cần biết về Y học cổ truyền?

Học Đông Y hay còn gọi là y học cổ truyền đang là một xu ...