Danh mục
Trang chủ >> SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG >> Bệnh loãng xương và một số thông tin cần biết

Bệnh loãng xương và một số thông tin cần biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Loãng xương được xem là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người đã có tuổi và có khi xuất hiện ở người trẻ tuổi, vậy bệnh diễn biến như thế nào, có nguy hiểm không và làm gì để điều trị?

Loãng xương gây chứng xốp xương dễ gãy khi tác động

Loãng xương gây chứng xốp xương dễ gãy khi tác động

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, hậu quả của sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương, khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Trong đó cơ chế chính là mất căn bằng giữa hormon sinh dục (có xu hướng giảm dần theo tuổi) và hormon vỏ thượng thận; giảm hấp thu canxi ở ruột làm canxi máu thấp, kích thích tiết hormon cận giáp, hormon này sẽ kích thích các hủy cốt bào hoạt động và lão hóa các tế bào tạo xương. Các nguyên nhân của loãng xương thứ phát là hội chứng Cushing, sử dụng corticoid , cường cận giáp trạng…

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. Những triệu chứng thường xảy ra như đau xương, biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống, giảm sút chiều cao…do các đốt sống bị lún, xẹp (vi gãy bè xương tại đốt sống). Gãy xương: các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gây lún đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.

Bệnh loãng xương ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh

Bệnh loãng xương ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh

Các yếu tố gây ra bệnh loãng xương

Theo thông tin từ trang Sức khỏe đời sống, Bệnh loãng xương thường xuất phát từ những yếu tố như kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, chế độ ăn thiếu Protid, suy dinh dưỡng, thiếu Canxi hoặc tỷ lệ Canxi/Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu Vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được Vitamin D…Di truyền do cha, mẹ bị loãng xương, tiền sử bản thân có gãy xương. Người ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời. Có thói quen sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương

  • Điều trị ngoại khoa các biến chứng gãy cổ xương đùi, gãy lún đốt sống.
  • Các phương pháp điều trị không dùng thuốc – Chế độ ăn uống: bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi sớm (nhu cầu: 1000mg – 1500 mg hàng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dược phẩm), tránh các yếu tố nguy cơ: café, thuốc lá, rượu…; tránh thừa cân, thiếu canxi.
  • Trường hợp gẫy cổ xương đùi: thay chỏm xương đùi, thay khớp háng toàn bộ.
  • Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao tránh té ngã…
  • Sử dụng dụng cụ, nẹp chỉnh hình (dùng cho cột sống) giảm sự tỳ đè lên cột sống , đầu xương.
  • Trường hợp có đau cột sống , khi có gẫy xương: chỉ định các thuốc giảm đau theo sơ đồ bậc thang của tổ chức y tế thế giới. Cơ thể kết hợp thuốc kháng viêm giảm đau không steroids, thuốc giãn cơ…
  • Lún xẹp đốt sống, biến dạng cột sống: Phục hồi chiều cao đốt sống qua các phương pháp tạo hình đốt sống như bơm xi măng vào thân đốt sống…

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần làm trong mùa dịch

Thầy thuốc Đông Y – Những điều cần làm trong mùa dịch

Mặc dù dịch này không có gì quá nguy hiểm nhưng những thông tin mấy ...