Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Bài thuốc hay chữa bệnh viêm loét miệng bằng rau ngót

Bài thuốc hay chữa bệnh viêm loét miệng bằng rau ngót

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm loét miệng không còn xa lạ với bất kỳ ai và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm loét miệng gây khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh.


Bài thuốc hay chữa bệnh viêm loét miệng bằng rau ngót

Bài thuốc hay chữa bệnh viêm loét miệng bằng rau ngót

Nhiệt miệng hay lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thời tiết nắng nóng, hanh khô. Hầu như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. vậy làm thế nào để điều trị và phòng tránh bệnh viêm loét miệng.

Nguyên nhân bệnh viêm loét miệng

Khách mời thầy Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong chương trình bài thuốc hay mỗi ngày cho biết: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng là do hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng.

Ngoài ra, khi cơ thể bạn thiếu hụt nước do uống quá ít nước trong một ngày dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, gây ra tình trạng nóng trong người và bộc phát ra các vết loét trong khoang miệng. Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà các vết loét có thể to hay nhỏ, ít hay nhiều.

Có một số người do ăn nhiều đồ cay nóng cũng gây ra bệnh viêm loét miệng.

Có thể nói nhiệt miệng là bệnh lành tính và có thể tự khỏi. Nhưng nó làm cho bệnh nhân cảm thấy đau rát, khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống, làm giảm khả năng làm việc và học tập.

Bài thuốc hay chữa viêm loét miệng

Theo như các Y sĩ Y học Cổ truyền cho biết trong Đông Y có nhiều bài thuốc đơn giản chữa bệnh viêm loét miệng hiệu quả mà ta có thể áp dụng tại nhà như:

Bài 1: Bài thuốc này dùng cho trẻ bị viêm loét miệng. Nguyên liệu: Lá rau ngót tươi 5 – 10g. Cách dùng: Lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc cọ sát lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ.

Lưu ý động tác phải nhẹ nhàng và khéo léo để tránh gây đau cho trẻ. Một ngày làm như vậy 2 – 3 lần. Thường chỉ 2 ngày sau là trẻ bú được.

Chữa viêm loét miệng ở trẻ bằng rau ngót

Chữa viêm loét miệng ở trẻ bằng rau ngót

Bài 2: Mật ong nguyên chất và đã được kiểm định chất lượng 1ml, nước lá nhọ nồi (cỏ mực) 10ml. Cách dùng: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc, bôi vào lưỡi lợi và vòm miệng cho trẻ. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần.

Bài 3: Lá rau ngót 15g, hàn the 1g. Cách dùng: Rửa sạch lá rau ngót, giã nát, vắt lấy nước, hòa hàn the vào, đem hấp cơm. Khi cơm chín, lấy thuốc ra dùng bông sạch, thấm bôi vào chỗ có đóng váng trắng. Mỗi ngày làm 2 lần.

Bài 4: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy cho thành than. Trộn với một ít mật ong rồi bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 – 3 lần/ngày.

Bài 5: Cỏ mực (toàn cây tươi trừ rễ) 8g, lá hẹ tươi 4g. Giã vắt lấy nước cốt hoà với mật ong chấm lên chỗ đau, 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ.

Bài 6: Rễ Cải thìa (gọt bỏ vỏ già ở ngoài) thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị viêm loét, lở miệng 2 – 3 lần.

Lưu ý: Đối trẻ em nếu dùng các bài thuốc trên sau 2 – 3 ngày trẻ vẫn khó chịu, khó bú và quấy khóc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị.

Phòng bệnh viêm loét miệng

Phòng bệnh viêm loét miệng

Phòng bệnh viêm loét miệng

Để phòng bệnh viêm loét miệng bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Uống nước lọc hằng khoảng 2l trở lên để cơ thể có đủ nước. Đây có thể được xem là biện pháp phòng bệnh về nhiệt miệng đơn giản và ít tốn kém nhất.

Hạn chế ăn những thực phẩm liên quan đến 3 chữ “khô, chiên, xào” vì nhóm này có tính háo nước. Nghĩa là khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên. Để giải quyết bài toán hám ăn đồ khô, chiên thì bạn cần uống nước khoáng hay nước biển khô để bù nước vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này. Ngoài ra cần hạn chế ăn đồ cay nóng để cơ nhiệt không tăng lên gây ra bệnh viêm loét miệng.

Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Các bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ vị thuốc thảo quả

Thảo quả, một loại gia vị phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia ...