Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Sắn dây – Vị thuốc Đông y thanh nhiệt giải cơ sinh tân chỉ khát

Sắn dây – Vị thuốc Đông y thanh nhiệt giải cơ sinh tân chỉ khát

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (7 votes, average: 3,86 out of 5)
Loading...

Sắn dây là thức uống quen thuộc rất tốt trong những ngày hè, có công dụng giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể. Tuy nhiên, nó còn có nhiều lợi ích với sức khỏe.

Sắn dây - Vị thuốc Đông y thanh nhiệt giải cơ, sinh tân chỉ khát

Sắn dây – Vị thuốc Đông y thanh nhiệt giải cơ, sinh tân chỉ khát

Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Sắn dây còn có tên gọi khác là cát căn, cam cát…. Chính là rễ củ của cây sắn dây thuộc họ đậu. Cát hoa thì là hoa khô của cây sắn dây. Trong Đông y, cát căn có vị ngọt, tính bình. Có khả năng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, đại tiện ra máu.

Thành phần dinh dưỡng của sắn dây

Theo y học hiện đại nghiên cứu thì thành phần dinh dưỡng của sắn dây đó là: flavonoids (daizein, puerarin, formononetin…); triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol…) và các hợp chất carbohydrate. Những hoạt chất này có tác dụng chống co giật, tăng cường nhu động dạ dày ruột, hạ sốt, làm giãn mạch vành, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, làm giảm nồng độ đường huyết, chống kết dính tiểu cầu. Ngoài ra, nhóm hoạt chất isoflavon trong sắn dây có hoạt tính estrogen, giúp chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa cho cơ thể.

Củ và bột sắn dây

Củ và bột sắn dây

Một số bài thuốc Đông y từ của sắn dây

Theo Đông y thì sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình; vào các kinh tỳ, vị, phế, bàng quang. Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ, thấu chẩn, chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Có thể sử dụng để trị cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, tiêu chảy, lỵ, ban sởi mọc chậm không đều. Nếu hằng ngày dùng 6gr – 16gr cát căn bằng cách sắc, luộc, chưng hầm, vắt lấy nước uống; còn cát hoa thì dùng dùng 6gr – 12gr.

Một số bài thuốc có cát căn:

Tán nhiệt, giải biểu

Trị ngoại cảm, người nóng, phiền khát, đau cứng vùng cổ.

Bài 1 – Thang sài cát giải cơ: cát căn 8gr; khương hoạt, bạch truật, hoàng cầm, sài hồ, thược dược mỗi vị 4gr; cam thảo 2gr, cát cánh 2gr, thạch cao 8gr, gừng sống 3 lát vừa, đại táo 2 quả. Tất cả đem sắc lấy nước uống giúp trị cảm mạo, nhức đầu, chi mỏi, nhức mắt khô mũi, tim hồi hộp, không ngủ được, mạch vi hồng.

Bài 2 – Thang cát căn hoàng cầm hoàng liên: cát căn 12gr, hoàng cầm 12gr, hoàng liên 4gr, cam thảo 4gr. Tất cả đem sắc lấy nước uống giúp trị viêm ruột cấp tính, lỵ, mình nóng, phiền khát.

Thúc sởi, tống độc

Bài 1 – Thang cát căn: cát căn 12gr, ngưu bàng tử 12gr, thuyền thoái 4gr, liên kiều 16gr; uất kim, cát cánh, cam thảo, kinh giới mỗi vị 8gr. Tất cả đem sắc lấy nước uống hỗ trợ điều trị bệnh sởi mới phát chưa mọc đều.

Bài 2: cát căn, cam thảo, thăng ma, ngưu bàng tử mỗi vị 10gr. Đem sắc lấy nước uống giúp trị sởi mọc không đều.

Bột củ sắn dây

Bột củ sắn dây

Sinh tân dịch, dịu khát

Bài 1: cát căn 12gr, thạch cao sống 20gr, tri mẫu 8gr. Tất cả đem sắc lấy thuốc uống giúp cải thiện các chứng nhiệt mới phát, phiền nóng khô miệng.

Bài 2 – Cát căn thang: cát căn 12gr, ma hoàng 9gr, quế chi 6gr, sinh khương 9gr, cam thảo chích 6gr, thược dược 8gr, đại táo dùng 10 quả. Tất cả đem sắc lấy nước uống bỏ bã và chia uống làm 3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa cổ cứng, sợ gió, miệng khát, không có mồ hôi.

Bài 3: Củ sắn dây tươi 40gr, mạch môn tươi 40gr, cỏ nhọ nồi 40gr, lá tre 20gr. Tâts cả đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang. Có tác dụng trị sốt cao, miệng khát, môi khô, đau vùng thượng vị, đại tiện bí kết.

Nhuận gân, chống giật, trị co rút vùng lưng

Bài 1: cát căn 8gr, kim ngân hoa 6gr, hoàng cầm 4gr, ngô công sử dụng 2 con, toàn yết dùng 2 con, bạch thược 6gr, hoàng liên 3gr, cam thảo 2gr. Giúp điều trị chữa trẻ bị viêm não tuỷ và bị co rút vùng lưng.

Bài 2: cát căn 20gr đem sắc lấy nước uống giúp điều trị tăng huyết áp và đau cứng vùng cổ vùng cổ.

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Với các bài thuốc Đông y với sắn dây mặc dù đã đem lại hiệu quả thực tiễn qua nhiều đời. Nhưng để đảm bảo tính chính xác và an toàn bạn nên hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi định áp dụng.

Hi vọng những thông tin trên của Thuốc nam hữu ích với bạn đọc!

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì theo Đông Y?

Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những tình trạng gây ra nhiều ...