Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Những công dụng không ngờ trong đông y từ dây mơ dại

Những công dụng không ngờ trong đông y từ dây mơ dại

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dây mơ dại còn gọi là dây mơ lông vì cả hai mặt của lá đều có nhiều lông, rất mịn, bạn sẽ bất ngờ nếu biết công dụng hữu hiệu của nó đối với sức khỏe

Từ thuở xa xưa, khoa học công nghệ, thiết bị khám chữa bệnh chưa phát triển, để có thể bảo vệ sức khỏe và chống chọi lại các cơn dịch bệnh đe dọa sự sống, con người chủ yếu dựa vào các cây cỏ thiên nhiên để chữa bệnh và tồn tại. Vì thế, điều này đã đặt nền móng cho Y học hiện đại lẫn Y học cổ truyền.

Dây mơ dại là dây gì?

Dây mơ dại còn có tên khác là thúi địt, kê thỉ đằng. Tên khoa học là Paederia foetida, là một loài thực vật với cái tên khác nhau như Skunkvine, Vine fièvre. Dây mơ dại vò nát chiếc lá sẽ có màu xanh thẩm và có mùi… thui thúi như đánh rắm nên mới có tên là mơ dại.

Lí do dây mơ dại có mùi như vậy là bởi vì, trong lá mơ dại có chứa Paederia foetida được biết đến ở mùi lưu huỳnh rất mạnh, phát ra khi lá hoặc thân bị nghiền nát hay bị thâm tím. Điều này do một tinh dầu nguyên nhân chủ yếu cho ra mùi và được tìm thấy nhiều trong lá, chứa một hợp chất lưu huỳnh, chánh yếu là chất : disulfure de diméthyle. Nhưng dây mơ dại lại có thể ăn được và rất ngon, không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của người dùng đặc biệt nó được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc nam.

Tác dụng của dây mơ dại

Dây mơ dại còn gọi là dây mơ lông vì cả hai mặt của lá đều có nhiều lông, rất mịn. Cây có tinh dầu rất hăng, có mùi bisunfua cacbon, có hai chất ancaloit paderin và một tan trong ête kết tinh ở dạng kim nhỏ, một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzen.

Theo thuốc Nam thì mơ lông vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng. Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…

Các bài thuốc chữa bệnh của dây mơ dại

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, các bộ phận của dây mơ dại như: rễ, vỏ, lá, dây đều có thể dùng làm thuốc, lá mơ dại có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.

Liều dùng 20 – 30g/ngày, có thể dùng đến 50g vẫn an toàn.

Trị kiết lị giai đoạn khởi phát: khi bị lị, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ dại thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.

Trị lị do đại tràng tích nhiệt: lá mơ dại 20g, lá phèn đen 20g, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 – 3 lần.

Chữa ho gà: lá mơ dại 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.

Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.

Tắm giải nhiệt: Khi con nít nổi rôm sảy thì hái một nắm to lá mơ dại nấu nước tắm cho mát mẻ.

Ngoài công dụng là thuốc chữa bệnh, thì dây mơ dại còn là một món ăn được nhiều người ưa chuộng khi kết hợp với thịt chó. Thịt chó nóng, lá mơ thanh nhiệt. Thịt chó là protein lạ có thể gây dị ứng, lá mơ chống dị ứng. Như vậy, thịt chó ăn với lá mơ lông là một cặp kết hợp dược lý rất hay mà người xưa đã từng thực hiện và cho đến bây giờ vẫn còn. Không chỉ vậy, dây mơ dại còn chữa được bệnh đau dạ dày, trị được chứng bí tiểu và tê phong thấp,….

Nghe tên thì khó nghe, mùi thì khó ngửi nhưng công dụng của nó thật sự trái ngược với tên gọi và mùi đặc trưng của nó. Hãy nhìn vào công dụng, đừng chỉ mới nghe tên gọi mà vội vàng từ chối dùng nó nhé mọi người!

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.