Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Công dụng giúp ôn định huyết áp trong đông y từ rễ cây nhàu

Công dụng giúp ôn định huyết áp trong đông y từ rễ cây nhàu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ở nước ta, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc bờ sông, và được bào chế làm vị thuốc giúp ổn định huyết áp.

 

Theo bác sĩ Trung cấp Y học cổ truyền, quả nhàu có chứa prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả dứa. Khi chất này kết hợp với một enzym nội bào sinh ra xeronin sẽ trờ thành cây thuốc – vị thuốc có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.

Rễ nhàu có tác dụng giúp hạ huyết áp

Dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỉ lệ 1kg nhàu với 200g đường cát. Sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa uống chừng 2 ly nhỏ, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào thương tổn, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức cơ thể. Cách sử dụng đơn giản nhất là ăn quả nhàu chấm muối, rất tốt cho người bị táo bón.

Theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức y dược, sau khi phân tích dược tính của rễ nhàu (chứa nhiều hợp chất thiên nhiên như lignin, pholysaccharide, flavonoid, irridoid, chất béo, scoppletin, catechin, betasitosterol, damnacanthal, alkaloid và nhiều khoáng tố vi lượng như trong dịch quả), giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung Tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, giáo sư Youngken thuộc Trường Đại học Dược khoa Massachusette, giáo sư Ikeda thuộc Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia của Nhật Bản đã thí nghiệm trên vật nuôi của phòng thí nghiệm và nhận thấy tinh chất rễ nhàu có dược tính sau:

  • Có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ.
  • Làm êm dịu thần kinh.
  • Hạ huyết áp kéo dài.
  • Rất ít độc và không làm nghiện.

Rễ nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp. Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm, an thần và thông kinh hoạt huyết.

Cây nhàu trờ thành 1 bài thuốc hay nhờ vào các chất dẫn anthraquinon (damnacathal, nordamnacathal…) là một trong những nhóm hoạt chất chính chiếm tỉ lệ cao trong rễ nhàu, thường được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào. Các hoạt chất trong rễ nhàu còn có khả năng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp.

Rễ nhàu còn được sử dụng trong 1 số bài thuốc

Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết rễ cây nhàu còn có mặt trong một số bài thuốc như:

  • Chữa đau lưng nhức mỏi, tê bại: rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng chừng 1/2kg ngâm với 2 lít rượu 45 độ trong nửa tháng, trước bữa ăn uống 1 ly nhỏ.
  • Chữa phong thấp: rễ nhàu 20g, dây đau xương 20g, thổ phục linh 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày1 thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát nấu cùng 1/2 lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống khi nóng.
  • Chữa đau lưng do thận: rễ nhàu 12g, tầm gửi cây dâu 6g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Cho 1/2 lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bên cạnh đó, vì rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp, do đó bệnh nhân đang dùng thuốc hạ áp hoặc người bị viêm thận trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.