Tăng huyết áp là một chứng bệnh thường gặp, ngoài những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn.
- YHCT bật mí 9 loại thảo dược giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
- 4 bài thuốc Đông Y chữa bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả
- Những bài thuốc hay điều trị chứng tâm phế khí hư
Kiểm soát tăng huyết áp bằng những loại hoa rất có hiệu quả
Kiểm soát tăng huyết áp bằng những loại hoa rất có hiệu quả
Tăng huyết áp là một chứng bệnh thường gặp tại cộng đồng, ngoài những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công tác và lao động, nghiêm trọng hơn, nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, nó còn dễ gây tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt và tàn phế, thậm chí gây tử vong.
Dưới đây, xin giới thiệu cách dùng một số cây thuốc – vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
- Hoa cúc: Hoa cúc được thu hái vào những tháng 9-11 phơi khô trong râm, cất vào lọ để dùng dần. Hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp, giảm nhức đầu và còn sáng mắt. Bài thuốc gồm: Cúc hoa 20g, cam thảo dây (băm nhỏ sao thơm) 10g, thảo quyết minh (sao thơm) 50g. Tất cả cho vào ấm hãm nước uống trong ngày thay nước chè.
- Hoa hòe: Thu hoạch vào những tháng 7-9, chọn ngày nắng ráo, hái nụ hoa sắp nở phơi khô cất vào lọ để dùng dần. Bài thuốc chữa nhức đầu và đề phòng tai biến do tăng huyết áp gồm: hoa hòe sao thơm 10g, cúc hoa khô 5g, hạt muồng (thảo quyết minh) sao đen 20g. Tất cả cho vào ấm hãm nước sôi uống trong ngày thay nước chè.
- Hoa đại: Chọn ngày nắng ráo hái hoa và nụ phơi khô cất trong lọ kín để dùng dần. Cách dùng: Hoa đại 30g, cúc hoa 10g, tất cả cho vào ấm hãm nước uống trong ngày thay nước chè.
Lưu ý: Khi đã phát hiện tăng huyết áp thì phải tuân thủ điều trị hay nói đúng hơn là phải điều trị thường xuyên và lâu dài, vì bệnh tăng huyết áp rất dễ tái phát. Một sự thay đổi về thời tiết, thay đổi về trạng thái tâm lý cũng làm cho bệnh trở nên nặng thêm.
Vì vậy, khi dùng các bài thuốc trên vẫn phải kiểm soát huyết áp thường xuyên, nếu thấy ổn định và đỡ đau đầu chóng mặt thì vẫn tiếp tục dùng để duy trì huyết áp, nếu vẫn không đỡ, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để theo dõi và điều trị.
Nguồn: thuocnam.edu.vn