Thức khuya một thói quen rất phổ biến hiện nay, đặc biệt ở giới trẻ. Nhưng ít ai ngờ thức khuya là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi mạng sống của bạn.
- Những biểu hiện chứng tỏ bạn bị thiếu hụt canxi
- Đông Y bật mí bài thuốc hay chữa bệnh, làm đẹp từ Dưa chuột
- Thoát vị đĩa đệm, căn bệnh mang đến những hậu quả khôn lường
Thức khuya – thủ phạm của hàng loạt căn bệnh nguy hiểm
Thời gian nghỉ ngơi của một ngày thế nào là hợp lý? Tại sao không nên ngủ sau 22h
Con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu kỳ. Các nhà khoa học khuyên một con người bình thường phải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày.
Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất hiện. Đó là một cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt động để khỏi kiệt sức. Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động phải có thời gian nhất định dành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn mà người lao động tái sản xuất sức lao động. Do đó, thời gian làm việc của một ngày cũng phải có giới hạn nhất định.
Thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
Thời gian ngủ tốt nhất khi nào? Tại sao không nên ngủ sau 22h?
Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Tp HCM cho lời khuyên, mỗi người chúng ta nên có thời gian ngủ tốt nhất là từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Mỗi 1 người cần ngủ đảm bảo 8h/1 ngày.
Nên đi ngủ trước 22h, vì sau 22h các cơ quan của cơ thể gồm: tim, phổi, dạ dày giảm cường độ làm việc, bởi ban đêm là thời gian được dành cho nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Một số canh giờ sau thể hiện quá trình của con người qua một đêm:
- 21-23h là thời gian hệ miễn dịch thực hiện vai trò đào thải chất độc.
- 23h – 1h: Gan đào thải chất độc
- 1h đến 3h là thời gian của mật đào thải độc tố.
- Từ 3h – 5h sáng là khoảng thời gian bài độc của phổi.
- 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc nên đây là khoảng thời gian hợp lí nhất để đi vệ sinh vào buổi sáng.
Lý do thức khuya thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm?
Hiện nay, thức khuya là thói quen khó bỏ của không ít bạn. Nào là bạn phải ôn thi, hoàn thành deadline, cày game, xem nốt phim hay tán gẫu dở câu chuyện… Rồi thì các quán cafe mở thâu đêm mọc lên ngày càng nhiều và đa phần khách của những quán này đều là người trẻ.
Tác hại của việc thức khuya thường xuyên
Nhưng bạn tin không, việc thức khuya ảnh hưởng cực nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, cũng như “con đường tới nghĩa địa đang dần ngắn lại” đấy!
Các chuyên gia bác sĩ Cao đẳng Dược Tp HCM cho biết một số tác hại của thói quen thức khuya thường xuyên gây ra. Cụ thể:
1.Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, sức đề kháng giảm.
+ Thức khuya khiến đầu óc căng thẳng, không tập trung tư tưởng, đau đầu…
+ Thức khuya thường xuyên làm tinh thần mệt mỏi, sức đề kháng giảm nên dễ mắc một số bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp…
- Nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
+ Thức khuya làm dạ dày tăng tiết acid dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi cho yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày gây nên viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.
- Nguy cơ mắc các bệnh về gan, mật
+Thức khuya có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến gan, mật; tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.
- Nguy cơ mắc bệnh tim cao
+ Giấc ngủ là thời gian cơ thể hồi phục lại những tổn thương ở mạch máu và tim sau một ngày vận động mệt mỏi.Thức khuya thường xuyên cũng khiến bạn tăng cân rất nhanh, căng thẳng tinh thần – 2 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
+ Thức khuya làm tăng tiết hormone corticoid, yếu tố làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch.
- Suy nhược thần kinh, mất ngủ
+ Đêm đến thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi.
+ Nếu thức khuya giao cảm thần kinh hoạt động dẫn đến tình trạng: mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, không thể tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu ….vào ban ngày.
+ Lâu ngày sẽ mắc bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ…
- Ảnh hưởng đến thính giác
+ Thức khuya khiến cho mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác.
+ Thường xuyên thức khuya, sẽ có thể bị điếc tai.
- Nguy cơ béo phì
+ Cơ thể con người có hai loại thần kinh là thần kinh giao cảm và thần kinh giao cảm phụ. Ban ngày, thần kinh giao cảm sẽ giúp cho dạ dày co bóp mạnh, trợ tiêu hóa và hấp thu.
+ Đêm đến, thần kinh phó giao cảm hoạt động trong lúc cơ thể được nghỉ ngơi, cũng tích lũy những dinh dưỡng đã hấp thu trong cơ thể. Nếu như ăn vào ban đêm, khiến sáng hôm sau ăn không ngon miệng, gây mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến béo phì.
- Ảnh hưởng đến da
+ Từ 23 đến 24 giờ, da ở trong trạng thái nghỉ ngơi để dưỡng da.
+ Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối lọan sự tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, rối loạn hệ thống thần kinh sẽ khiến cho da bị khô, không có sức đàn hồi, sạm, không bóng…
Các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y Dược Tp HCM đã giúp chúng ta thấy rõ tác hại của việc thức khuya thường xuyên thật nguy hiểm.Vì vậy, chúng ta nên sắp xếp công việc cho phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể, không vì bất cứ lý do gì mà thức quá khuya, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, gây nên nhiều căn bệnh.
Nguồn: thuocnam.edu.vn