Để có 1 làn da đẹp chăm sóc bên trong rất quan trọng. Bài viết dưới đây chia sẻ một số bài thuốc đông y độc đáo giúp làn da vừa trắng mịn mà còn săn chắc, khỏe khoắn.
- Bài thuốc đông y điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả
- Chia sẻ 5 liệu pháp tự nhiên điều trị mụn thịt hiệu quả
- Tiết lộ tác dụng chữa bệnh của những loại cây cảnh quanh nhà
Một số bài thuốc đông y làm đẹp da điển hình
Trong Đông y phế (phổi) chủ khí, có tác dụng giữ chân khí của cơ thể. Theo Sách Y tôn tất độc có viết: “Hai lá phổi trắng bóng là cái ô che chở cho các phủ tạng”. Khí là bộ phận quan trọng trong cơ thể, vì khí dẫn huyết đi nuôi cơ thể, nếu khí lực mạnh thì dẫn huyết đi dễ dàng khắp cơ thể để nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có da và lông. Khi người ta nói chân khí kém sẽ dẫn đến huyết kém làm cho da khô, không tươi nhuận, có khi bị nhăn nheo, hoặc đổi màu vàng, rám hoặc trắng bợt. Nếu khí huyết tốt, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ thì da mịn màng, tươi nhuận, da đẹp một cách tự nhiên.
Các phương pháp Đông y
Về ăn uống: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Phạm văn Hữu – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Pasteur, hàng ngày ăn uống cần đủ chất, Đông y gọi là đủ vị khí, không nên ăn quá nhiều theo sở thích. Vị chua vào gan để giúp gan đào thải chất độc, nhưng ăn nhiều chua làm hại gân, làm cơ bắp mềm nhũn, da tóp lại. Vị đắng có tính kháng sinh vào tim làm huyết trong sạch nhưng ăn đắng nhiều làm tổn hại đến khí, khí kém thì da không mượt mà. Vị cay cơ lợi cho phổi, làm phổi luôn luôn ấm không bị tổn thương do hàn, đặc biệt là vào mùa đông, nhưng ăn nhiều cay nóng làm da ở mặt nổi mụn, không đẹp. Vị mặn vào thận trước, tuy nhiên ăn mặn nhiều làm tổn thương đến huyết, làm cho huyết vón lại, cho nên tây y khi tăng huyết áp thường sẽ kiêng ăn mặn là lẽ đó, khi huyết kém thì không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, da không đẹp mà còn nổi mụn. Mùa hè trời nóng, khi ra đường phụ nữ phải che kín da, nếu để ánh nắng chiếu vào da, làm huyết ở các mao mạch ngoài da vón lại dẫn đến sạm da.
Về tinh thần: Sống điều hòa điềm đạm, giữ tinh thần thoải mái. Nếu hay giận dữ gây tổn hại gan làm da sạm lại. Tuy nhiên vui mừng quá làm tim hồi hộp, đập nhanh làm tổn hại tim, huyết, khiến các mao mạch ngoài da nổi lên có màu đỏ, da sẽ xấu đi. Buồn rầu quá, tổn thương phổi làm khí uất, huyết không lưu thông, da sẽ trắng bệch. Người hay sợ hãi làm tổn thương thận, thận vốn sinh ra huyết dịch để nuôi cơ thể, khi huyết dịch kém da bị khô hoặc khô lâu ngày da đóng vảy. Lo nghĩ nhiều hại tỳ, tỳ thuộc thổ nên làm da có màu vàng úa.
Dùng thuốc: Có nhiều bài thuốc Đông y làm đẹp da, nhưng tùy theo cơ địa của từng người mà sử dụng hoặc đang bị tổn thương ở phủ tạng nào làm da xấu đi thì phải bồi bổ ở phủ tạng đó. Nguyên tắc điều trị là để làm da đẹp, nên phải dùng phương pháp chính là bồi bổ.
Bài thuốc an thần giúp ngủ ngon cho làn da mịn màng
Một số bài thuốc điển hình làm đẹp da
Dưỡng huyết: Để dưỡng huyết dùng bài “Tứ vật thang”. Trong trường hợp phải ích khí để dưỡng huyết dùng bài “Đương qui bổ huyết thang”gia vị. Nếu bổ cả khí lẫn huyết dùng bài “Nhân sâm dưỡng vinh thang” gồm nhân sâm 12g, bạch truật 12g, đương qui 12g, hoàng kỳ 16g, chích thảo 4g, quế tâm 8g (nhục quế cạo bỏ vỏ), trần bì 8g, thục địa 12g, ngũ vị tử 6g, viễn chí 6g, phục linh 12g, bạch thược 8g, táo nhân 16g, sinh khương 12g. Cách dùng: Ngày uống một thang, uống liên tục 90 ngày, nếp da sẽ thay đổi không bị rám và khô…
Bổ khí: Khí hư thì phải bổ. Bài thuốc hay “Tứ quân tử thang” gia giảm gồm nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Có thể gia thêm hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Nếu khí hư bị hãm xuống dùng bài “Bổ trung ích khí” phối hợp với bài “Mẫu lệ thang” để điều trị chứng biểu hư ra nhiều mồ hôi làm xấu da.
Bổ thận ích tinh: Dùng bài “Lục vị địa hoàng hoàn” , nếu thận hư hai chân đau tê dùng bài “Hà sa đại tảo hoàn”. Khi thận tinh tốt, khí vượng da sẽ hồng hào không còn trắng bệch hoặc bị sạm đen nữa.
Tư âm thoát nhiệt: Bài thuốc “Chứng âm lý lao thang” gồm nhân sâm 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g, đương qui 12g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, qui bản 12g, nữ trinh tử 12g, ý dĩ 12, quất hồng bì 12g, đan bì 8g, hạt sen 12g, bách hợp 12g, chích thảo 4g. Cách dùng: Ngày uống một thang, uống liên tục 90 ngày da sẽ hết khô, nóng trở lại mịn màng, hồng tươi.
Bổ phế tư âm: Do phế nhiệt, ho khan nhiều làm da khô sạm, dùng bài “Tử uyển thang” để điều trị.
Các vị thuốc bổ thận ích tinh giúp da hồng hào, không đen sạm
Bổ tỳ kiện vị: Dùng bài “Tiểu kiến trung thang” gia vị gồm quế chi 8g, bạch thược 12g cam thảo 4g, sinh khương 8g, đại táo 12g, đường mạch nha (di đường) 12g. Nếu vệ khí hư da thô, gia hoàng kỳ 16g. Bài thuốc tác dụng trị chứng tiêu hóa kém, da khô, ngoài da nổi mụn nhọt, da có màu vàng nhạt.
Bổ can dưỡng huyết: Huyết kém phụ nữ thường bế kinh hoặc kinh nguyệt không đều, người nóng, hay tức giận, hay bốc hỏa, dùng bài: “Đương qui bổ huyết thang” gia vị để dưỡng huyết điều hòa kinh nguyệt, giải can khí uất, không còn bốc hỏa, khi bốc hỏa thường làm da đỏ ngứa khó chịu.
Bổ tâm an thần: Để điều hòa khí huyết dùng bài thuốc: “Thiên vương bổ tâm đan” làm khí huyết lưu thông, ăn ngon, ngủ tốt, trong người thoải mái da mịn màng hồng tươi trở lại.
Nguồn: Thuốc Nam