Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Sầu đâu rừng – Dược liệu chữa bệnh lỵ và nhiều bệnh khác

Sầu đâu rừng – Dược liệu chữa bệnh lỵ và nhiều bệnh khác

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sầu đâu rừng mọc hoang nhiều nơi ở nước ta nhưng chưa được tổ chức trồng. Tuy mọc hoang nhưng cây sầu đâu rừng lại là dược liệu chữa được bệnh lỵ rất hay.

Sầu đâu rừng mọc hoang nhiều nơi ở nước ta

Theo Y học cổ truyền TPHCM, cây sầu đâu rừng cho vị nha đảm tử, còn gọi là khổ luyện tử hay khổ sâm hay quả xoan đâu rừng là quả khô của cây sầu đâu rừng. Đây là một loại thuốc lỵ đã được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới. Tại Việt Nam vị thuốc được ghi với tên xoan rừng, trong bộ Nam dươc thần hiệu của Tuệ Tĩnh.

Sơ lược về cây sầu đâu rừng

Cây sầu đâu rừng có tên khoa học là Brucea javanica (L.) Merr, thuộc họ: Thanh thất Simaroubaceae. Cây Sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao từ 1.6 – 2.5m, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xẻ lông chim không đều, 4 – 6 đôi lá chét. Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả của sầu đâu rừng khi chín có thể hái về phơi hoặc sấy khô, loại bỏ các tạp chất, có thể bảo quản được trong 10 năm mà không bị hỏng của như tác dụng không bị giảm đi. Có thể thu hái vào tháng 8-12.

Sơ lược về cây sầu đâu rừng

Sầu đâu rừng mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi thấp, trên đất cát pha, đất sét, vùng ven biển như: Hải Phòng, Đồ Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…

Công dụng và cách dùng cây sầu đâu rừng

Giáo sư Đỗ Tất Lợi có quyển sách “Những cây thuốc-vị thuốc của Việt Nam”, cho biết trong Đông y, cây sầu đâu rừng có vị đắng, có độc, vào kinh đại tràng. Có tác dụng táo thấp, sát trùng, chữa sốt rét, chữa lỵ, viêm túi mật…, Tuy nhiên, những người tỳ vị hư nhược nôn mửa cấm dùng.

Sau đây là một số tác dụng cũng như cách dùng của sầu đâu rừng: 

Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật:

– Dùng 10g sầu đâu rừng, kim tiền thảo và nhân trần (mỗi vị 40g), sài hồ và mã đề (mỗi vị 16g), 12g chi tử, chỉ xác và uất kim (mỗi vị 8g), 4g đại hoàng 4g.

– Tất cả đem sao vàng, sắc uống một ngày một thang.

Bài thuốc chữa bệnh từ sầu đâu rừng

Chữa lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh:

– Các vị thuốc đây sử dụng 20g sau khi đã được tán thành bột gồm: sầu đâu rừng, hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, đại hoàng.

– Uống mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

Chữa lỵ mạn tính do amip:

– Sầu đâu rừng (bỏ vỏ): 45g, quán chúng và ngân hoa thán (mỗi loại 15g, đã tán thành bột mịn), sáp vàng 60g.

– Nấu chảy sáp rồi hòa bột vào trộn đều với quán chúng và ngân hoa thán. Sau đó vê thành hòn bằng hột đỗ tương.

– Người lớn mỗi ngày 10-15 viên, uống khi đói.

Hoặc

– Dùng một lượng bằng nhau các loại thuốc: sầu đâu rừng, bách thảo sương, sáp ong.

– Tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10g.

Chú ý: Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TPHCM cho biết: Sầu đâu rừng có độc, nên không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.