Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Bồ công anh – Vị thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả?

Bồ công anh – Vị thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bồ công anh là một trong những vị thuốc Nam được sử dụng đề điều trị bệnh đu dạ dày hiệu quả. Sau đây thuốc Nam xin giới thiệu một vài bài thuốc chữa bệnh từ cây Bồ công anh.

thuoc-nam-bo-cong-anh

Bồ công anh vị thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả

Công dụng của vị thuốc Nam Bồ công anh:

Theo Y học cổ truyền thì Bồ công anh còn có tên là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao. Bồ công anh thường mọc hoang ở nhiều nơi nên rất dễ có thể sử dụng vị thuốc Nam này.

Trong Y học cổ truyền thì bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm họng…

Tính vị của Bồ công anh thế nào?

Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).
Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).
Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).
Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Một số bài thuốc Nam gia truyền hay sử dụng bồ công anh:

Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.

Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Viêm gan virus: Bồ công anh 30 g, nhân trần 20 g, chó đẻ răng cưa (kiềm vườn) 20 g, rau má 30 g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày một thang.

bo-cong-anh-thuoc-nam

Các phân biệt cây bồ công anh

Cách phân biệt Bồ công anh:

Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng thì gọi là Hoàng hoa địa đinh, Hoa màu tím thì gọi là Tử hoa địa đinh hoặc Đại đinh thảo, không có hoa thì gọi là Địa đởm thảo, hoa trắng thì gọi là Bạch cổ đinh.

Ở Trung Quốc người ta đều dùng các cây Taraxacum mongolicum Hand Mazt, Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et Koidz. Hoặc một số loài khác giống nhưng cùng họ gọi với tên là Bồ công anh.
Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.).

Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.): Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam do hình thái cây này hơi giống hình thái lá cây Bồ công anh, có thể mua lầm cây Chỉ thiên này làm Bồ công anh (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Tác dụng dược lý của vị thuốc Nam Bồ công anh:

Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia (Trung Dược Học).

Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu (Trung Dược Học).

Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trên đây là những công dụng và một số bài thuốc Nam có sử dụng Bồ công anh trong Y học cổ truyền.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những vị thuốc Đông Y tăng cường sức đề kháng mùa thu

Mùa thu với sự thay đổi đột ngột từ thời tiết nóng sang lạnh dễ làm cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như cảm cúm và viêm họng. Việc tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.