Cây thì là có tác dụng trong điều trị táo bón, rối loạn kinh nguyệt, tiêu chảy, cảm lạnh, viêm đường hô hấp… Để hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây
- Cây ô rô: Vị thuốc đông y giúp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
- Những công dụng bất ngờ của vị thuốc nam Húng quế
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là
Không chỉ được dùng như một loại thực phẩm, thì là còn được biết là loại thảo mộc chữa trị được nhiều bệnh lý.
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, thì là có vị hơi đắng, mùi thơm hắc, cay, tính ấm, không độc. Nó được dùng để mạnh tỳ, bổ thận, tiêu trướng, trị đau bụng, đau răng… Ngoài ra còn dùng để kích thích sự bài tiết nước tiểu, làm giảm cơn đu quặn do bị rối loạn đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, giúp cải thiện sự hoạt động của dạ dày… Mỗi một bệnh lý lại có một bài thuốc khác nhau. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này:
Trị hơi thở hôi: Một đặc tính của thì là là có mùi thơm, do đó bạn có thể dùng loại cây này để chữa hôi miệng theo cách sau: Lấy khoảng 5 – 10 hạt thìa là để nhai mỗi ngày, hơi thở sẽ trở nên thơm tho hơn.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: Loại thảo mộc này có khả năng kích thích, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh hoặc trong các trường hợp bị bế kinh gây thiếu máu, cảm lạnh.
Cách dùng như sau: Chuẩn bị 60g dịch được chiết từ lá thì là, đem trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây. Sử dụng hỗn hợp vừa thu được chia thành 3 lần uống trong ngày.
Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thì là: Nếu bị đầy bụng, ợ chua do dư thừa acid trong dạ dày, nấc cụt hoặc bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, bạn có thể sử dụng tinh dầu thì là để khắc phục. Trường hợp bị táo bón hoặc muốn cải thiện hệ tiêu hóa, nhai lá thì là chính là một biện pháp tốt. Đối với trẻ nhỏ, để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa và giúp bé ngủ ngon giấc hơn, các phụ huynh có thể thực hiện như sau: Cho 1 – 2 muỗng nước sắc từ lá thìa trộn đều vào thức ăn để con dùng.
Trị mụn nhọt, sưng tấy: Chuẩn bị lá thì là tươi, rửa sạch rồi giã nát để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp thu được để đắp lên vết thương.
Dùng thì là chữa viêm đường hô hấp, cảm lạnh: Chuẩn bị khoảng 60g hạt thì là chế trong nước sôi rồi lọc lấy nước. Sau đó dùng nước này để hòa cùng với mật ong, chia lượng nước này thành 3 lần rồi uống trong ngày. Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, cách này có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm cuống phổi.
Điều trị chứng mất ngủ: Nấu canh rau thì là ăn vào bữa tối hoặc uống nước hạt thìa là trước khi đi ngủ là biện pháp hữu hiệu giúp bạn có được giấc ngủ ngon.
Trị thiếu sữa ở phụ nữ sau sinh: Cũng giống như cách dùng thì là trị chứng mất ngủ, chị em bị ít sữa khi đang trong thời gian cho con bú có thể dùng lá thì là nấu canh hoặc hãm nước hạt thì là để uống. Tuy nhiên, chị em trong thời gian mang thai không nên dùng thì là nhiều vì nó có chứa các chất kích thích tử cung. Có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Giảm sưng, đau khớp bằng thì là: Cách thực hiện: Chuân bị lá thì là và dầu vừng, cho cả 2 nguyên liệu vào nồi rồi đun sôi để tạo thành một hỗn hợp thuốc bôi. Dùng loại thuốc thu được thoa lên vùng xương khớp bị sưng đau, bôi thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
Trên đây là các thông tin cần biết và những bài thuốc chữa bệnh từ cây thìa là. Mặc dù được cho là có tác dụng tốt trong việc điều trị, nhưng khi sử dụng các bài thuốc đông y từ loại thảo dược này bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.