Người ta thường nói theo ngành Y là sung sướng, nhưng bạn đâu có biết để theo ngành Y đến hết cuộc đời , người có đam mê và tình yêu với nghề thôi chưa đủ, trong bạn cần phải có một chút “máu điên” và sự dũng cảm.
- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển khi nào?
- Số tiền lệ phí xét tuyển Cao đẳng Y Dược Hà Nội là bao nhiêu?
-
Trường top đầu nhận hồ sơ xét tuyển chỉ bằng điểm sàn – thí sinh lạc vào ma trận
Phải có “máu điên” và sự dũng cảm mới theo được ngành Y
Gian nan con đường của sinh viên y khoa
theo tin tức ngành Dược, nhiều người nghĩ rằng “Nhất y nhì Dược” ra trường chắc chắn dễ xin việc và sớm ổn định. Tuy nhiên có nhiều khó khăn mà mà các bạn cần phải lường trước khi dẫn thân vào nghề. Một bác sĩ hiện đang công tác tại bệnh viện Đa khoa khoa TP.Hồ Chí Minh chia sẻ “Ngành Y dễ xin việc và ổn định là suy nghĩ của những người chưa từng học y và theo nghề mà thôi và đó chỉ là những điều họ được nghe lại hoặc có chăng chỉ là nhìn thấy một vài bác sĩ đã ổn về cuộc sống”
Anh cũng cho biết thêm trước khi trở thành bác sĩ đa khoa thì sinh viên y khoa đã phải trải qua một con đường vô cùng gian nan và không ít người đã phải bỏ cuộc giữa chừng. Trong suốt 6 năm học của minh anh đã được chứng kiến biết bao người phải bỏ cuộc. Năm thứ nhất đại học, có một người bạn cùng khóa nghỉ học ngay buổi thực hành giải phẫu đầu tiên chỉ vì không thể chịu nổi mùi phooc-môn ngâm xác, lại càng không dám nhìn xác người khô đặt trên bàn thí nghiệm. Năm thứ hai đại học, một bạn trẻ khác sau rất nhiều lần lấy hết can đảm để mổ chó trong giờ phẫu thuật thực hành, đã quyết định dừng lại, do không chịu nổi mùi máu, không dám nhìn thấy máu. Năm thứ ba, tiếp tục một người khác khóc ngất khi chứng kiến bệnh nhân đa chấn thương, chân tay gần như đứt lìa và dập nát vào cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Năm thứ tư, một sinh viên y khoa xin dừng học vì không thể theo kịp khối lượng kiến thức đồ sộ phải học trong trường. Năm thứ năm, anh ngỡ ngàng khi chứng kiến thêm một người bạn nữa thôi học hẳn, sau đợt xin nghỉ để điều trị bệnh lao. Hai tuần đi thực tập ở bệnh viện lao phổi, dù đã tuân thủ rất nghiêm ngặt cách phòng bệnh, có ngày ho, khạc đờm nhiều quá, cậu bạn này tình cờ đi khám, biết mình cũng mắc lao. Đến năm cuối, anh càng đau đớn biết tin một cậu bạn phương xa nhảy từ tầng 5 tự tử, không cứu được. Trước khi đi, chàng trai để lại bức thư cho gia đình, nói rằng ở trường nhiều bạn, thầy cô giỏi quá, áp lực học hành, cộng thêm môi trường cạnh tranh quá khốc liệt khiến cậu không thể tìm thấy lối thoát cho bản thân. Và thậm chí sau khi tốt nghiệp nhiều bạn cùng lớp Tuấn cũng không có ý định theo nghề.
Gian nan con đường của sinh viên y khoa
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ ấp ủ trở thành giấc mơ bác sĩ nhưng bạn hãy nhớ để trở thành một bác sĩ thực thụ là phải cần cả một quá trình cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ không chỉ đơn thuần áp lực điểm số đầu vào cao ngất ngưởng mà còn là sự can đảm và trung thực, là sự rèn luyện khắt khe đến ghê người và còn là ti tỉ thứ áp lực vô hình đè nặng lên từ rất nhiều phía.
Hãy sống với đam mê và quyết tâm
Những khó khăn của sinh viên ngành y với đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, quá trình để trở thành một bác sĩ vô cùng gian nan, vất vả và kéo dài lên tới hàng chục năm vì vậy nếu không có quyết tâm và đam mê thì thật khó mà có thể theo đuổi được ngành nghề này. Nhiều bác sĩ chia sẻ nếu không có niềm đam mê với nghề, chắc chắn họ sẽ không thể vượt qua những căng thẳng cực lớn khi bệnh nhân chết ngay trên bàn mổ, dẫn tới sự suy sụp nơi thầy thuốc. Thậm chí nhiều trường hợp, người làm nghề đã hết ca trực, nhưng bệnh nhân do mình phụ trách có “biến cố” thì dù đã rời khỏi cơ quan, họ vẫn phải quay trở lại. Rồi hàng ngày, các bác sĩ ngoại khoa phải đứng mổ liên tục từ 7h30 sáng đến 22-23h là chuyện bình thường. Vì vậy thử hỏi nếu không nềm đam mê và sự quyết tâm thì làm sao các bác sĩ có thể hoàn thành các nhiệm vụ của mình.
Trên đây là những điều mà chỉ có những người trong ngành mới có khả năng cảm nhận được, còn nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ rằng theo nghề y sướng lắm, ổn định lắm, nhiều tiền lắm nhưng có ai biết rằng trên đôi tay họ là cả mạng sống của người khác mà chỉ cần sơ suất 1 chút thôi cũng có thể khiến họ phải hối hận cả đời.
Vì vậy các bạn thí sinh thân mến nếu bạn không trúng tuyển bác sĩ đa khoa thì cũng chẳng có gì phải buồn chán hay tuyệt vọng cả, còn rất nhiều con đường đưa bạn đến với thành công mà chỉ cần bạn có lòng quyết tâm và sự đam mê mà thôi. Nghề Y gian nan và vất vả như vậy nhưng chỉ cần có niềm đam mêm và sự quyết tâm thì bạn sẽ vượt qua được thôi.
Nếu không có khả năng và may mắn trúng tuyển vào các trường Đại học Y Dược danh giá nhưng bạn vẫn có ước mơ được đứng trong hàng ngũ nhân lực ngành Y tế hãy nhanh tay nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Với gần 10 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và đào tạo, Trường tự hào là một trong những ngôi trường hàng đầu Việt Nam hiện nay trong việc đào tạo cán bộ y Dược hệ Cao đẳng. Với phương châm lấy sinh viên làm trung tâm nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các bạn sinh viên theo học tại đây. Bên cạnh đội ngũ giáo viên giỏi nhà trường còn thường xuyên mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu, thực hành tiên tiến hiện đại vì vậy sinh viên sau khi ra trường vừa có khả năng nắm vững kiến thức vừa thành thạo các kỹ năng.
Bên cạnh các ngành học chính quy như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng và Cao đẳng Xét nghiệm nhà trường còn thường xuyên mở các lớp văn bằng 2 Cao đẳng và Liên thông Cao đẳng để phục vụ cho các bạn trẻ có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề cũng như nâng cao trình độ của mình.
Mọi thông tin chi tiết về Quy chế tuyển sinh năm 2017, cũng như hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược cũng như các nhóm ngành khác các bạn thí sinh vui lòng liên hệ trực tiếp về văn phòng tuyển sinh của nhà trường theo địa chỉ: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, số 101 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 09.8259.8259 – 09.8258.8258
Nguồn :Phải có sự dũng cảm và “máu điên” mới theo được ngành Y