Danh mục
Trang chủ >> MÓN ĂN BÀI THUỐC >> Y học cổ truyền bật mí bài thuốc hay từ gạo nếp

Y học cổ truyền bật mí bài thuốc hay từ gạo nếp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Xôi nếp luôn có một mùi hương đặc biệt đã rất quen thuộc với mỗi con người Việt, không chỉ về chất dinh dưỡng cao mà trong từng hạt gạo chứa rất nhiều những tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Y học cổ truyền bật mí bài thuốc hay từ gạo nếp

Y học cổ truyền bật mí bài thuốc hay từ gạo nếp

Tìm hiểu đặc điểm của Gạo nếp

Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trong  Đông y, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Ở những nước tiên tiến, người mắc bệnh về bao tử được khuyên ăn đồ nếp. Gạo nếp nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử, đặc biệt, những người bị viêm loét bao tử không thể tiêu thụ cơm tẻ.

Do gạo nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên tiêu thụ thực phẩm nguyên hạt như nếp có tác dụng đề phòng một số bệnh ung thư tuyến tụy, trực tràng, ruột kết, ngực, tuyến giáp, gan… Đồng thời, chất xơ của gạo nếp còn giúp duy trì thể trọng lý tưởng.

Điều trị một số trường hợp bằng gạo nếp rất phù hợp

Điều trị một số trường hợp bằng gạo nếp rất phù hợp

Những bài thuốc đơn giản từ dạo nếp giúp cho sức khỏe mọi người

Điều trị ngăn ngừa táo bón, khó tiêu

Theo chuyên mục tin tức Thuốc Nam cho biết: Không ít người cho rằng ăn đồ nếp sẽ bị táo bón nhiều hơn nhưng thành phần chất xơ không hoà tan của nếp đã khẳng định điều ngược lại là ngừa táo bón kinh niên. Ăn cháo gạo nếp giúp chữa chứng đầy bụng, khó tiêu. Nước sắc từ gạo nếp rang vàng có tác dụng giữ nước trong trường hợp cơ thể bị mất nhiều nước vì tiêu chảy.

Điều trị khi bị ói mửa

Còn người thường xuyên bị ói mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Để đặc trị ói mửa, tiêu chảy, người ta lấy nếp và gừng tươi cho vào giã nhuyễn rồi pha thêm nước, trộn đều và lọc lấy nước dùng để uống.

Hạt nếp rang vàng, tán nhuyễn với gừng tươi thêm nước đun sôi để uống thay nước, giúp trị nôn mửa hoặc sốt. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, mỗi lần uống từ 6-7gr với nước nấu sôi để nguội hoặc dùng một mảnh giấy nhỏ, cuốn tròn để chấm ít bột nếp rang vàng thổi vào mũi đang bị chảy máu sẽ hết chảy máu cam ngay. Tuy nhiên, ăn nếp nhiều dễ sinh nhiệt, gây mụn nhọt. Lưu ý những người có mụn nhọt, vết thương chưa lành nên tránh ăn đồ nếp.

Dùng gạo nếp để chưa tê phù

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta tận dụng thành phần Phytin có trong phần cám của nếp để dùng làm thuốc chữa chứng tê phù hoặc ăn mắc nghẹn dưới hình thức nấu chè gạo nếp với đậu đỏ và đường hoặc nấu cháo với ý dĩ. Ăn gạo nếp còn giúp bồi dưỡng tì vị và chống hư tổn nhờ vào đặc tính ấm và vị ngọt thơm của nếp. Xôi nếp nấu chín, giã nát có thể dùng đắp lên vết thương bị gãy xương.

Gạo nếp là một vị thuốc bổ

Một số loại thuốc viên và mạch nha chế biến từ gạo nếp được xem là thuốc giúp bổ phổi, khỏe bao tử, dễ tiêu hóa và lợi sữa cho sản phụ sau khi sanh. Ngoài ra, sản phụ sau khi sinh muốn có nhiều sữa cho con bú, nên ăn thêm món cháo gạo nếp nấu nhừ chung với chân giò. Nước gạo nếp cũng còn là món ăn bổ dưỡng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi.

Lưu ý khi bảo quản gạo nếp

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý cho mọi người cách bảo quản gạo nếp:

Gạo nếp cần được bảo quản nơi khô ráo trong hũ thuỷ tinh đậy kín hoặc túi nhựa, tránh để hạt nếp bị hở gió và ẩm ướt sẽ bị mốc meo. Nếp đã nấu chín cần bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 7 ngày, để ngăn đá có thể bảo quản trong 6 tháng. Có nhiều chủng loại nếp khác nhau, tùy theo khẩu vị mà bạn chọn mua theo sở thích. Lưu ý khi mua, hãy chọn nếp có mùi thơm, hạt trắng trẻo và đều, không lẫn hạt gạo mới là nếp ngon.

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý và cách sử dụng dây thìa canh

Dây thìa canh nổi tiếng với tác dụng cân bằng đường huyết, hỗ trợ trị ...