Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa

Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chó đẻ răng cưa loại cây mọc hoang được xem là một vị thuốc dân gian dễ tìm cực kì tốt cho sức khỏe. Cùng nhau tìm hiểu tác dụng của cây chó đẻ răng cưa nhé.

Cây chó đẻ răng cưa có nhiều công dụng nhưng đáng chú ý nhất là giải độc, mát gan và tiêu mỡ máu. Cây có sức sống mạnh mẽ, ta thường thấy chúng mọc chen chúc chung với cỏ, thậm chí cả những nơi mà cỏ không sống được như kẽ nứt lề đường.

Cây chó đẻ răng cưa thân đỏ và thân xanh

Tìm hiểu về Cây chó đẻ răng cưa

Tổng hợp một số kiến thức từ Thư Viện Y Dược chó đẻ răng cưa hay còn gọi là trân châu thảo, diệp hạ châu, cam kiềm… là một loại cây thân thảo thường mọc ở các khu vực như ven đường, bờ ruộng, các sườn núi…  Cây chó đẻ chỉ cao chừng 30 cm, lá mọc so le nhau tỏa ra thành nhiều nhánh. Loài cây này phát triển quanh năm nhưng xanh tốt nhất vào là vào mùa hạ và mùa thu. Nếu muốn hái làm thuốc, tốt nhất bạn nên nhổ cả thân lẫn gốc, đem rửa sạch, phơi khô và để dùng dần.

Cây chó đẻ răng cưa có 2 loại: 

+ Cây chó đẻ thân đỏ (diệp hạ châu ngọt) tên khoa học là Phyllanthus urinaria: Thân cây có màu hanh đỏ và màu thường đậm nơi gốc cành, phân nhánh rất nhiều, phiến lá có màu xanh hơi đậm, dài và dày hơn cây chó đẻ thân xanh. Khi nhai có vị ngọt nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu ngọt. Loài cây này được khai thác trong tự nhiên để làm thuốc nhưng dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên không được trồng đại trà.

+ Cây chó đẻ thân xanh – cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu đắng) tên khoa học là Phyllanthus niruri: thân cây có màu xanh tươi, cành ngắn, rất ít phân nhánh, phiến lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân đỏ. Khi nhai có vị đắng nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu đắng. Đây là loài có dược tính mạnh nhất, khi nói về cây chó đẻ hay diệp hạ châu thì mọi người hầu như muốn nhắc đến loài này.

Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa

Chữa mụn nhọt, sưng đau

Nhổ cây chó đẻ tươi trong vườn nhà đem rửa sạch, bỏ vào cối cùng 1 nhúm muối rồi giã nát. Cho ít nước đã đun sôi vào sau đó vắt lấy nước cốt uống. Phần bã nhớ giữ lại để đắp vào phần mụn nhọt.

Chữa mắt đau, sưng, bị đau mắt đỏ

Lấy 40g chó đẻ tươi, 12g dành dành, 20g mã đề đem sắc lấy nước uống liên tục từ  5-7 ngày bạn sẽ thấy hết đỏ và hết sưng đau nhanh chóng.

Trị lở loét, vết thương không liền miệng

Nếu vết thương lâu ngày chưa bớt, bị loét ra nhiều lấy lá chỏ đẻ và lá cây đuôi tôm theo tỉ lệ 1:1 cùng 1 đến 2 nụ hoa đinh hương giã nát đắp trực tiếp lên vết thương.

Trị kiết lỵ, ỉa chảy

Cho 80-100g chó đẻ tươi vào một ấm đất cùng 500ml nước, sắc trên lửa sao cho cô đặc còn khoảng 200ml. Uống đều đặn mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối bệnh sẽ thuyên giảm hiệu quả. Nếu trị bệnh cho trẻ nhỏ thì phải giảm bớt liều xuống.

Giảm béo

Một lợi ích mà khá nhiều người chưa biết của cây chó đẻ đó là giúp giảm béo. Cách thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần lấy lá chó đẻ và lá sen hãm như nước trà để uống mỗi ngày. Những người bị gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao cũng có thể làm theo cách trên.

Ngoài ra, cây chó đẻ còn có thể chữa trị được nhiều căn bệnh khác như: viêm da, vàng da, sỏi mật, cảm cúm, thống phong, viêm ruột, xơ gan cổ trướng thể nặng…

Lưu ý: Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trong thành phần cây chó đẻ răng cưa có khá nhiều loại kháng sinh đối kháng với các vi khuẩn gồm tụ cầu trùng, coli, sonnei, shiga… Tuy nhiên, các kháng sinh này không thể dùng tùy tiên. Do đó, việc nhiều người sử dụng cây chó đẻ răng cưa để sắc nước uống hằng ngày hoàn toàn là sai lầm. Với những người có lá gan khỏe mạnh việc lạm dụng cây thuốc này sẽ dễ dẫn đến chai gan, xơ gan… thậm chí gây tử vong.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

>>>Chương trình đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược tại TPHCM: http://caodangyduochcm.edu.vn/y-hoc-co-truyen/

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...