Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Tất tần tật về cây chùm ngây

Tất tần tật về cây chùm ngây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...

Cây chùm ngây là cây gì? Nó có những tác dụng và cách sử dụng như thế nào mà hiện nay được mọi người săn đón như vậy?

Cây chùm ngây là cây gì?

Cây chùm ngây là cây gì?

Đặc điểm của cây chùm ngây

Chùm ngây (hay còn có tên gọi khác là cây cải ngựa, cây dùi trống, cây thần dịu) là một loại rau ăn lá và có nguồn gốc từ Nam Á. Ở Việt Nam, cây chùm ngây xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận.

Cây chùm ngây có thân tròn, lá gần giống lá điệp, có khoảng 6 – 9 lá con tròn hình trứng. Đây là một đặc điểm khá nổi bật, giúp mọi người có thể nhận biết nhanh chóng về chùm ngây.

Sau khi trồng được 1 năm, cây bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 1 và tháng 5 và nhìn gần giống hoa Đậu. Quả chùm ngây dạng nang treo, to bằng ngón tay cái, khi non ăn rất ngon. Có nhiều người thắc mắc không biết hạt chùm ngây ăn như thế nào, hình dáng ra sao, có ăn được không? Hạt chùm ngây hình tròn, có màu đen, có thể sử dụng làm hạt giống để trồng.

Sử dụng lá non, cành, hoa, quả để chế biến các món ăn hàng ngày như: gỏi chùm ngây trộn tôm thịt, rau chùm ngây xào thịt bò, chùm ngây nấu tôm…Thành phần dinh dưỡng trong lá chùm ngây cao hơn nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Ngoài ra, trong chùm ngây còn có nồng độ đạm, canxi, kali, vitamin A rất tốt cho sức khỏe con người hơn hẳn các loại rau củ khác.

Tác dụng chữa bệnh từ chùm ngây

Tốt cho da, máu, cơ bắp, sụn, xương

Lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin và chứa tới 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu như: ISoleucine, tryptohyan, methionine, leucine, lysine, phenylalaine, threonine, valine. Những axit amin này rất tốt cho da, cơ bắp và đặc biệt là trong máu. Có thể nói chùm ngây là một loại cây thuốc quý cần được nhân giống và bảo tồn trong thế giới thực vật.

Ngăn ngừa ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang từ chùm ngây

Theo các chuyên gia trong Y học, trong lá cây chùm ngây có đến 46 chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Với những chất chống oxy hóa quan trọng này, sẽ giúp con người ngăn chặn, bảo vệ khỏi bệnh ung thư và một số bệnh thoái hóa. Hoặc mọi người có thể làm theo hướng dẫn cách làm bột chùm ngây tại nhà để uống, giúp giảm thoái hóa điểm vàng và xơ nang.

Tác dụng chữa bệnh từ cây chùm ngây

Tác dụng chữa bệnh từ cây chùm ngây

Cây chùm ngây giúp phòng ngừa loãng xương

Trong cơ thể con người, canxi là một thành phần không thể thiếu trong xương. Nếu thiếu đi canxi, xương sẽ có đấu hiệu lão hóa và gây ra một số bệnh nguy hiểm. Do đó, cần phải bổ sung bằng cách ăn lá hoặc dùng rể, thân chùm ngây để pha trà uống thường xuyên bởi trong cây có chứa hàm lượng magie, canxi cao. Bên cạnh đó, chùm ngây còn được sử dụng để chữa bệnh về xương khớp mà không phải ai cũng biết.

Mộ số lưu ý khi dùng cây chùm ngây

Bà bầu không ăn chùm ngây

Phụ nữ khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Trong khi đó, alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Do đó, phụ nữ có thai nên lưu ý điều này để giữ an toàn cho thai nhi và mẹ, nhất là trong giai đoạn đầu mang thai.

Không nên ăn quá nhiều chùm ngây

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên cho mọi người không nên ăn quá nhiều chùm ngây bởi loại cây này rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá dùng làm thực phẩm rất cao. Không phải cứ nhiều chất thì cũng đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều. Hoặc mọi người nên học cách làm trà từ cây chùm ngây để sử dụng dần, vừa dễ uống mà lại mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối

Trong cây chùm ngây có nhiều vitamin C có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ. Cây chùm ngây không chỉ được sử dụng trong các món ăn bài thuốc mà còn mang lại nhiều tác dụng, bạn còn chần chờ gì nữa mà không sử dụng ngay để khám phá lợi ích từ cây thuốc quý này.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...