Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Tác dụng của cây Mã đề đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây Mã đề đối với sức khỏe con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Theo Thuốc Nam, Mã đề là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, không chỉ là một loại rau được nhiều người yêu thích mà còn là một vị thuốc trong việc chữa bệnh.

Cách pha nước tắm chữa bệnh từ những loại thảo dược tự nhiên

Atiso đỏ – thảo dược quý cho sức khỏe của bạn

Tác dụng của cây Mã đề đối với sức khỏe con người

Tìm hiểu về cây Mã đề

Mã đề có tên khoa học là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae hay nhiều người gọi mã đề là Mã đề thảo, Xa tiền, Mã đề á. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng cuống lá giả. Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài.

Ở Việt Nam, lá cây Mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Lá rau Mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác. Lá rau Mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị…

Tìm hiểu về cây Mã đề

Nhiều nước ở Châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.

Tác dụng của cây Mã đề đối với sức khỏe con người

Theo quan điểm của Thư viện Y Dược, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên.

Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu…

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam…

Cây mã đề cho các vị thuốc sau:

  1. Xa tiền tử: Semen plantaginis là hạt phơi khô hay sấy khô.
  2. Mã đề thảo (xa tiền thảo): Herba plantaginis là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.
  3. Lá mã đề: Folium plantaginis là lá tươi hoặc sấy khô

Tác dụng của cây Mã đề

Các đơn thuốc có Mã đề:

+ Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 5g, Cát cánh 12g, đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

+ Thông lợi tiểu: Hạt Mã đề 10g, Cam thảo 5g, nước 600ml, sắc trong 30 phút, dùng nước sắc uống thay nước trong ngày.

+ Chữa viêm cầu thận mạn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.

+ Chữa sỏi niệu: Hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.

+ Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

+ Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 g. Sắc uống ngày một thang.

+ Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.

+ Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang.

Món ăn từ cây mã đề Canh mã đề:

Được trích trong sách Thánh Tuế Tổng Lục quyển thứ 190, canh mã đề nấu từ lá mã đề, gừng, hành, muối ăn có công dụng chữa bệnh đái ra máu và đau buốt niệu đạo khá hiệu.

Cháo mã đề: Được nấu từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có công dụng thanh nhiệt, trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu. Hiện nay, cháo mã đề khá nổi tiếng và là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc đông y giúp giải nhiệt hiệu quả

Các bài thuốc có tác động thanh giải nhiệt tà ở phần lý, nghĩa là ...