Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Sự thật về tác dụng của cây kim tiền thảo đối với sức khỏe

Sự thật về tác dụng của cây kim tiền thảo đối với sức khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Kim tiền thảo còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng, cây kim tiền thảo được nhiều người coi là vị thuốc quý và sử dụng rộng rãi, tác dụng của cây kim tiền thảo đối với sức khỏe là gì?

Sự thật về tác dụng của cây kim tiền thảo đối với sức khỏe

Sự thật về tác dụng của cây kim tiền thảo đối với sức khỏe

Cây kim tiền thảo là cây gì?

Kim tiền thảo được xem là một trong những cây thuốc vị thuốc chữa bệnh, đây là loại cây thường mọc trong tự nhiên và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền. Kim tiền thảo còn được gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng… thuộc cây họ cây thảo, cao khoảng 40 – 80cm, bò dưới đất đâm rễ rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn, có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét. Lá chét ở giữa hình mắt chim và to hơn hai lá chét bên cạnh. Mặt trên các lá màu xanh lục nhẹ và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, trắng bạc và mềm.

Kim tiền thảo vốn phân bố mọc tự nhiên ở các tỉnh Trung du và miền núi thấp ở phía Bắc Việt Nam bao gồm Quảng Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái…và một số tỉnh khác.

Nói về một số tác dụng của cây kim tiền thảo

Một trong những tin tức Y Dược được nhiều người quan tâm đó chính là cây kim tiền thảo được coi là vị thuốc quý, có tác dụng trong việc điều trị các bệnh sỏi thận, sỏi mật…

  • Chữa viêm đường tiết niệu, hệ thống tiết niệu có sỏi

Kim tiền thảo 30g, hạt mã đề (hoặc cây mã đề), dừa nước, kim ngân hoa mỗi thứ 15g. Sắc uống, trị viêm đường tiết niệu, hệ thống tiết niệu có sỏi.

Cây kim tiền thảo rất tốt cho sức khỏe

Cây kim tiền thảo rất tốt cho sức khỏe

  • Chữa sỏi đường tiết niệu

Kim tiền thảo 25g, rậu mèo, đông quỳ tử (quả cây cối xay), xuyên phá thạch (rễ cây mỏ quạ Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur, họ dâu tằm), hoạt thạch, mỗi thứ 15g, ngưu tất 12g. Sắc uống, chữa sỏi đường tiết niệu.

  • Chữa sỏi đường mật

Cách làm: Kim tiền thảo 30g sao khô, sinh địa hoàng, hoàng tinh, xuyên luyện tử mỗi vị 10g. Sắc lên mỗi ngày uống 1 thang.

Kim tiền thảo, rau má tươi, cỏ xước mỗi vị 20g, nghệ vàng, hải tảo mỗi vị 8g, kê nội kim 6g, hoạt thạch, vảy tê tê, củ gấu mỗi vị 12 g. Sắc mỗi ngày 1 thang.

  • Chữa viêm túi mật và đường mật

Cách làm: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi vị 40g, mã đề, sài hồ mỗi vị 16g, chi tử 12g, uất kim, chỉ xác mỗi vị 8g, khổ luyện tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang.

  • Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu

Kim tiền thảo 30g, xa tiền tử, tỳ giải, hoạt thạch, mỗi thứ 20g; sinh địa, đan sâm, tục đoạn, mỗi thứ 9g. Sắc uống, trị sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu ít, buốt, dắt, tiểu ra máu.

Do công dụng của kim tiền thảo, nhân dân ta bà con các tỉnh phía Bắc sử dụng lá và cành của nó sắc làm nước uống. Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, chiết xuất tạo ra chế phẩm sử dụng tiện lợi hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng cây kim tiền thảo

Một số lưu ý khi sử dụng cây kim tiền thảo

Những lưu ý khi sử dụng cây kim tiền thảo

Các chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra một số lưu ý khi sử dụng cây kim tiền thảo như sau:

  • Trước khi sử dụng cần rửa sạch lá và đun sôi khoảng 15 – 20 phút.
  • Nên uống kim tiền thảo trong ngày, không nên để qua đêm.
  • Không sử dụng cho những người bị tì hư, tiêu chảy hoặc có cơ địa dị ứng.
  • Cần xác định chính xác bệnh trước khi sử dụng đặc biệt là bệnh sỏi thận vì kim tiền thảo không có tác dụng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ với sỏi có cấu trúc urat.
  • Để lợi tiểu, nên kết hợp kim tiền thảo với một số loại thảo dược như râu mèo, râu ngô… để tăng tiến độ đào thải axít uric ra bằng đường nước tiểu.
  • Liều dùng: không quá 40g/ngày.
  • Dùng vào buổi sáng tránh dùng vào buổi tối.
  • Cách bảo quản: phơi khô, sao và bọc kĩ. Kim tiền thảo thường được sử dụng khi sỏi thận, sỏi bể thận có kích thước vừa và nhỏ 0.5-1cm và chống chỉ định với những trường hợp sỏi niệu quản, sỏi bể thận kích thước lớn hơn 1cm, đặc biệt là phụ nữ có thai.

Hi vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ có những hiểu biết nhất định về tác dụng cũng như một số lưu ý khi sử dụng cây kim tiền thảo. Để có thể hiểu biết rõ hơn về những kiến thức Y Dược, bạn có thể đăng ký tham gia học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Chúc bạn thành công!

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...