Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Phát hiện cây thuốc nam điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Phát hiện cây thuốc nam điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh tim mạch là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nên những phát hiện cây thuốc nam điều trị bệnh tim mạch hiệu quả là tín hiệu mừng của y học.

Phát hiện cây thuốc nam điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Phát hiện cây thuốc nam điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Liên quan đến sự sống, tim giúp bạn vận chuyển oxy đến các cơ quan sống, giúp các cơ quan này hoạt động nên một khi tim bị suy yếu bởi các bệnh:  bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành, hở van tim, loạn nhịp tim và suy tim,… ảnh hướng lớn đến tuổi thọ, tính mạng của bệnh nhân nếu không điều trị đúng cách. Hiện nay, ngoài việc áp dụng những phương pháp y học hiện đại thì những bài thuốc nam trong dân gian vẫn giữ nguyên giá trị của chúng khi điều trị bệnh tim mạch hiệu quả

Cây thuốc nam điều trị bệnh tim mạch

Đan sâm chữa cơn đau tim thắt ngực

Trong nghiên cứu y học, đan sâm là loại cây cỏ sống lâu năm được trồng nhiều ở nước ta  và được gây giống ở Vĩnh Phúc, Tam Đảo. Theo Đông y, đan sâm là bài thuốc giúp hoạt huyết, bổ huyết, đặc biệt công hiệu trong chữa trị bệnh di chứng tai biến mạch máu não, chữa co thắt động mạch vành và hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tim mạch.

Cây tam thất ngăn ngừa các biến chứng bệnh tim mạch

Theo nhiều tài liệu, tam thất là loại cây sống lâu năm ở vùng núi cao 1.200 – 1.500m, được trồng ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng…và theo nhiều thông tin từ những sinh viên theo học Cao đẳng Y học Cổ truyền, tam thất đã được coi là một trong những cây thuốc bổ dùng thay nhân sâm từ xa xưa. Tam thất có ngọt hơi đắng, , tính ôn, có tác dụng cầm máu, hóa ứ, giảm đau và tiêu sưng. Đặc biệt, các cao nhân trong Y học cổ truyền còn phát hiện tam thất có tác dụng bổ huyết, tiêu huyết ứ, giúp chữa các chứng đau do huyết ứ trệ như rối loạn tuần hoàn ngoại biên, co thắt động mạch vành,…

Trong y học hiện đại, bác sĩ đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong tam thất chứa chất noto ginsenosid có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, , ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch,  bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp, giúp hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

Cây dâm bụt kiểm soát huyết áp, phòng bệnh tim mạch

Cây dâm bụt kiểm soát huyết áp, phòng bệnh tim mạch

Giống như đan sâm và tam thất, cây dâm bụi cũng là vị thuốc được các thầy thuốc Đông y đánh giá cao từ xa xưa trong việc áp dụng vào điều trị bệnh tim mạch. Theo Đông y, lá dâm bụt có vị nhạt, nhớt, nhuận tràng, an thần, chữa viêm niêm mạc dạ dày, kiết lỵ, đại tiện ra máu, ruột, đới hạ, ghẻ lở,… Hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình giúp thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu, đái đỏ, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp. Đặc biệt, theo phân tích của các giảng viên theo dạy Văn bằng 2 Y học Cổ truyền cho biết, chiết xuất từ cây dâm bụt có các chất giúp kiểm soát huyết áp tăng cao, chống ôxy hóa khiến co bóp nhiều, tim hoạt động mạnh, gây nguy cơ biến chứng các bệnh về tim cao.

Trên đây là một số cây thuốc giúp điều trị bệnh tim mạch hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Không chỉ có thế đây còn là một trong những cây thuốc nam đơn giản, dễ tìm kiếm trong cuộc sống và nếu biết cách áp dụng sẽ giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Là một bài thuốc dân gian nên khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y để đảm bảo an toàn.

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể cướp sinh mạng bạn nhanh chóng nếu người bệnh không biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời. Những bài thuốc trong dân gian là một giải pháp hiệu quả hiện nay nhưng để đảm bảo an toàn nên khi có bất kỳ dấu hiệu khác thường của cơ thể bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra theo lời khuyên của Kỹ thuật viện Xét nghiệm.

Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...