Danh mục
Trang chủ >> CÂY THUỐC - VỊ THUỐC >> Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau nhức xương khớp là một bệnh rây rất nhiều phiền toái và nguy hiểm cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chữ trị căn bệnh nguy hiểm này bằng những cây thuốc nam quanh ta.

Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược có tác dụng chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả mà không gây hại đến sức khỏe nhưng chưa được nhiều người biết tới.

Sau đây là những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả đây hy vọng sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức, thoải mái vận động.

Cây dây đau xương

Khi nhắc tới các cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp thì loài cây đầu tiên mà chúng ta phải nhớ tới đó chính là cây dây đau xương.

Cây thuốc nam này còn có tên khác là cây Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng và nó có tên khoa học là Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê.

Trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp, thường sử dụng thân lá cây dây đau xương để chữa trị. Các bài thuốc từ loài thảo dược này thường dùng chữa các bệnh như: tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra, còn dùng để chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.

Cây lá lốt

Lá lốt là một loại thực phẩm mà chúng ta rất dễ bắt gặp trong các món ăn hằng ngày nhưng theo thông tin Y tế mới nhất thì lá lốt là một loại cây thuốc nam có thể chữa được nhiều bệnh và đặc biệt là các bệnh xương khớp.

Cây lá lốt có tên khoa học Piper lolot.C.DC, họ hồ tiêu – Piperaceae, ngoài ra còn có tên gọi khác là Ana klua táo.

Cây thuốc nam lá lốt

Cây thuốc nam lá lốt

Nói về công dụng của cây lá lốt thì có rất nhiều, trong dân gian người ta sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày, ngoài ra còn có công dụng như một vị thuốc chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.

Để có bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ lá lốt, bạn cần chuẩn bị lá lốt, cỏ xước, cốt khí củ, dây đau xương mỗi thứ 15g, nước 600ml, rồi sắc hỗn hợp này cho tới lúc còn 200ml, sau đó chia uống 2 lần trong ngày.

Cay cỏ xước

Mặc dù là cây cỏ mọc hoang nhưng Cỏ Xước có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp.

Cây Cỏ Xước hay còn gọi là Nam Ngưu Tất và có tên khoa học là Achyranthes aspera L.0 – Amarantheceae .

Trong Đông y, Cây Cỏ Xước có thể dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch, thái nhỏ có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần và có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm.

Cỏ Xước dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét.

Xem thêm: Bệnh hệ tiêu hóa

Cây huyết đằng

Cây Huyết Đằng hay còn có tên gọi khác là Hồng Đằng, Dây Máuvà là một cây thuốc nam có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, kê huyết đằng có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt.

Các bài thuốc dân gian từ cây huyết đằng

Chữa đau lưng

Huyết rồng 16g, rễ trinh nữ 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 16g, cỏ xước 12g, quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, trần bì 6g. Sắc uống.

Cây huyết đằng là một loài thảo dược trị nhiều bệnh

Cây huyết đằng là một loài thảo dược trị nhiều bệnh

Chữa đau các khớp tứ chi

Kê huyết đằng, ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi.  Mỗi vị 10-12g. Sắc uống trong ngày.

Kê huyết đằng chữa viêm khớp dạng thấp

Huyết rồng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi, mỗi vị 16g, ngưu tất, sinh địa, mỗi vị 12g, nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương

Huyết rồng 12g, cây mua núi 12g, rễ gối hạc 12g, rễ phòng kỷ 10g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g, dây đau xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống.

Ngày 50ml chia làm 2 lần. Hoặc huyết rồng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cô xước, xấu hổ, quế chi, núc nác, mỗi vị 4-6g, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc Đông y bổ máu từ vị thuốc đương quy

Đương quy, hay còn gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, đã từ lâu ...