Danh mục
Trang chủ >> BÀI THUỐC HAY >> Chữa đau nhức xương khớp với những cây thuốc nam mọc ven đường

Chữa đau nhức xương khớp với những cây thuốc nam mọc ven đường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh đau nhức thường gặp ở người già và trung niên, nhưng ít ai biết được những cây mọc dại ven đường lại là cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức rất hiệu quả.

Bệnh đau nhức xương khớp thường gặp ở người già và trung niên

Đau nhức xương khớp là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp….thường xuất hiện ở những người khi đã về già hoặc những người trung niên, những người lao động nặng nhọc, hoạt động quá mức cho phép của cơ thể…

Số lượng người đang mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng lên, hiện nay nhiều người tìm đến các biện pháp chữa bệnh bằng y học hiện đại mà tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến tốt. Nhưng ít ai lại để ý đến những cây dại mọc ven đường lại là những cây thuốc – vị thuốc nam quý hiếm chữa được bệnh đau nhức xương khớp mà đến y học hiện đại cũng không thể sánh bằng.

Chữa đau nhức xương khớp với những cây thuốc nam mọc ven đường

Sau đây là một số cây thuốc mọc dại ven đường có tác dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp được các thầy thuốc Y học cổ truyền TPHCM chia sẻ:

Cây dây đau xương:

Cây dây đau xương còn có tên gọi khác là cây Thân cân đằng, Khoan cân đằng, Tục cốt đằng. Tên khoa học là Tinospora sinensis Merr. Loại cây này mọc nhiều ở các vùng khí hậu nhiệt đới, sở dĩ cây dây đau xương có tên này vì người ta thường dùng cây này để điều trị bệnh đau xương rất hiệu quả.

Cây dây đau xương có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống. Chúng ta có thể dùng dây và lá của nó để chữa tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra còn chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.

Chữa bệnh đau nhức với cây dây đau xương

Bài thuốc chữa bệnh từ cây dây đau xương

Bài thuốc 1: Dùng lá dây đau xương giã nát chế rượu vào (có thể dùng giấm hoặc nước tiểu trẻ em). Vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau. Để chữa những bệnh đau nhức do bị ngã tổn thương hoặc do đi lại nhiều.

Bài thuốc 2: Để chữa đau nhức do thận hư yếu: chúng ta sử dụng dây đau xương, thỏ ty tử, rễ cỏ xước, củ mài (mỗi thứ 12g); tỳ giải, đỗ trọng, bổ cốt toái (mỗi thứ 16g) và 20g cẩu tích. Tất cả đem sắc hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc 3: Dùng dây đau xương, bưởi bung, đơn gối hạc, xỏ xước, gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống. Có thể chữa bệnh đau nhức do phong thấp, thái hóa.

Lá lốt

Dược sĩ Trần Văn Chện – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Cây lá lốt là một loại cây quen thuộc, nó có thể mọc xung quanh ở vườn nhà của chúng ta và được rất nhiều người ưa chuộng. Cây lá lốt còn có tên khác là Tất bát (tên khoa học là Piper lolot), có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Chúng ta có thể sử dụng toàn bộ các bộ phận của cây lá lốt để trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt. Bằng cách dùng tươi, phơi nắng hoặc sấy khô để dùng dần.

Một số bài thuốc chữa đau nhức từ cây lá lốt

Bài thuốc 1: Chữa phong thấp, đau nhức xương

– Cách 1: Lá lốt, dây chìa vôi, rễ cỏ xước, hoàng lực, rễ quýt rừng, đơn gối hạc (mỗi vị thuốc dùng 12g), sắc uống ngày 1 thang.

– Cách 2: Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

– Cách 3: Lá lốt, cỏ xước, cẩu tích, hy thiêm: (mỗi vị 20g), rễ si, rễ quýt rừng: (16g), cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lá lốt – vị thuốc chữa đau nhức rất hiệu quả

Bài thuốc 2: Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt

– Cách 1: Rễ lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, rễ cỏ xước 15g. Sao vàng sắc uống 3 lần trong ngày.

– Cách 2: Lá lốt tươi, ngải cứu tươi, liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít dấm, đảo trên chảo nóng. Đắp hoặc chườm.

Bài thuốc 3: Chữa đau nhức hay chấn thương khớp

– Cách 1: Dùng khoảng 100g cây lá lốt (bao gồm cả rễ, thân, lá) rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nấu với 1/2 lít nước và 200g muối hột. Đun sôi khoảng 5-10 phút thì để ấm rồi ngâm chân tay. Mỗi lần ngâm khoảng 20-30 phút sẽ giúp giảm các chứng đau nhức xương khớp.

– Cách 2: Chặt thân và rễ cây lá lốt thành từng đoạn nhỏ, rồi ngâm 1 tháng với rượu mạnh trên 40 độ. Khi bị chấn thương khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay… thì lấy rượu lá lốt ra xoa bóp hàng ngày sẽ giảm đau do chấn thương rất hay.

Cây cỏ xước

Cây cỏ xước còn có tên gọi khác là Nam ngưu tất. (tên khoa học là: Achyranthes aspera L). Cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Những bệnh như phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét…có thể dùng cây cỏ xước để chữa.

Chúng ta có thể sử dụng toàn thân hoặc rễ của cây cỏ xước, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Sau đây là một số bài thuốc chữa đau nhức từ cây cỏ xước.

Cây cỏ xước – cây mọc ven đường chữa đau nhức

Một số thầy thuốc Y học cổ truyền tốt nghiệp từ các Trường Trung cấp dược TPHCM cho biết những bài thuốc chữa bệnh đau nhức rất hiệu quả từ cây cỏ xước như sau:

Bài thuốc 1: Chữa phong thấp, viêm khớp, khớp sưng đau

 -Cách 1: Sắc 40g cỏ xước, thổ phục linh và cỏ mực (mỗi thứ 20g), 30g hy thiêm, ké đầu ngựa và ngải cứu (mỗi thứ 12g) dùng mỗi ngày.

– Cách 2: Rễ cỏ xước, hy thiêm thảo, nhọ nồi (mỗi thứ 16g), 20g phục linh, thương nhĩ tử và ngải cứu (mỗi thứ 12g). Tất cả đem sao vàng rồi cho vào ấm sắc với nước 3 lần. Sau đó, hòa 3 lần nước thuốc này lại với nhau và đem sắc lần cuối cho đặc lại rồi chia ngày uống 3 lần. Uống liên tục từ 7 ngày đến 10 ngày sẽ có tác dụng bất ngờ.

Bài thuốc 2: Chữa thoát vị đĩa đệm

Cỏ xước, cây chìa vôi, dền gai, cỏ ngươi, tầm gửi, lá lốt (mỗi thứ 30g) đã được phơi khô đem sắc uống thay nước trong ngày.

Ngoài ra, còn có một số loại cây như: cây đơn châu chấu, cây huyết đằng, cây xấu hổ đỏ…..cũng có tác dụng chữa bệnh đau nhức rất hiệu quả. Ngoài việc sử dụng các cây thuốc nam thì bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, vận động phù hợp.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc đông y giúp giải nhiệt hiệu quả

Các bài thuốc có tác động thanh giải nhiệt tà ở phần lý, nghĩa là ...