Danh mục
Trang chủ >> MÓN ĂN BÀI THUỐC >> Bổ khí – dưỡng huyết nhờ hồng táo trong Y học cổ truyền

Bổ khí – dưỡng huyết nhờ hồng táo trong Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hồng táo chứa hàm lượng vitamin và sắt cao, có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, là một trong những vị thuốc quý trong Y học cổ truyền.

Bổ khí - dưỡng huyết nhờ hồng táo trong YHCT

Bổ khí – dưỡng huyết nhờ hồng táo trong YHCT

Bổ khí – dưỡng huyết nhờ hồng táo trong YHCT

Theo các nghiên cứu, táo tươi chứa hàm lượng Vitamin phong phú, tuy nhiên chúng theo mùa và không phải lúc nào cũng có thể mua được. Mặt khác, nếu tiêu thụ nhiều có thể gây tổn hại đến chức năng tiêu hóa. Trong khi đó, hồng táo mặc dù hàm lượng vitamin giảm nhưng hàm lượng sắt lại tăng cao, chứa các chất dinh dưỡng dễ được hấp thu và thích hợp để nấu ăn trị bệnh.

Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc có sử dụng hồng táo.

Món ăn bài thuốc hồng táo hầm thịt thỏ

Hồng táo hầm thịt thỏ là bài thuốc có tác dụng trong việc bổ khí dưỡng huyết, rất thích hợp với những người mắc bệnh ban xuất huyết chảy máu. Bạn chỉ cần chuẩn bị hồng táo lấy 15 quả, thịt thỏ lấy 200g. Cho hồng táo, thịt thỏ vào nồi hầm chín, cũng có thể cho vào nồi đất hầm nhừ, cho gia vị vừa đủ rồi ăn.

Cháo dưỡng tâm có tác dụng dưỡng huyết bổ tim

Đơn giản với các nguyên liệu như: hồng táo10 quả, phục thần 10g, nhân sâm 10g, mạch đông 10g, gạo nếp 100g. Đầu tiên cho nhân sâm, mạch đông, táo, phục thần vào nồi nấu lấy nước, cho gạo nếp vào nấu thành cháo sau đó cho lượng đường đen vừa đủ là được.

Cháo dưỡng tâm có tác dụng trong việc dưỡng huyết bổ tim, thích hợp với người bị suy lao do tâm huyết hư.

Hồng táo xào hạt dẻ, thịt gà tác dụng bổ tỳ thận

Chuẩn bị hồng táo lấy 15 quả, hạt dẻ 150g và gà 1 con. Gà đem làm sạch, thái thành từng miếng xào lửa to, cho thêm ít gia vị và nước đun đến khi gà chín cho hồng táo, hạt dẻ vào om nhừ rồi ăn; rất tốt cho việc bổ tỳ thận, phù hợp với người khí suy do huyết áp thấp.

Bạn có thể tham khảo những món ăn bài thuốc trên. Nếu thấy sức khỏe bản thân không ổn, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn điều trị thích hợp nhất.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý và cách sử dụng dây thìa canh

Dây thìa canh nổi tiếng với tác dụng cân bằng đường huyết, hỗ trợ trị ...