Danh mục
Trang chủ >> MÓN ĂN BÀI THUỐC >> Bật mí loại củ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Bật mí loại củ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng củ ấu lại là loại củ mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”.

Bật mí loại củ được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”

Khác với vẻ bề ngoài xí xấu của mình, bên trong ruột củ ấu lại trắng, thơm và bùi. Những ngày se lạnh, củ ấu không chỉ là món ăn vặt vừa dân dã vừa rẻ tiền mà lại ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt.

Củ ấu như thế nào?

Củ ấu còn có tên gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, hạt dẻ nước, năng thực (Trung Quốc), macre, krechap (Campuchia). Tên khoa học: Trapa bicornis, tên Hán là thủy lật ký thực, lăng giác sa giác, vì quả gần hình cầu có gai. Chúng là cây thủy sinh, thường mọc ở vùng nước đọng không quá 5 m sâu.  Ở Việt Nam ghi nhận có ít nhất ba loài: ấu trụi, ấu gai và ấu sừng trâu.

Là loại cây sống dưới nước, thân ngắn và có lông. Lá của cây ấu có hai thứ lá: Lá nổi có phao ở cuống, hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài 4 – 5cm, rộng 6 – 7cm, cuống dài 6 – 15cm, giữa có phao; lá chìm thì phiến lá giảm, phiến xẻ lông chim nhưng rất nhỏ nên trông chỉ còn có các đường gân. Hoa ấu là loại hoa đơn, sắc trắng, mọc đơn độc hay ở nách lá; 4 lá dài, 4 cánh hoa 4 nhị bầu trung hai ô, mỗi ô chứa một noãn.

Đúng ra nên gọi củ ấu là “quả” chứ không phải là “củ”. Sở dĩ gọi củ ấu là “củ” bởi vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên được gọi là “củ”. Trong “củ” có chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng.

Cây ấu được trồng nhiều trong các ao, đầm,..

Giá trị dinh dưỡng của củ ấu

Theo thông tin mà Thư viện Y Dược có được từ các chuyên gia dinh dưỡng thì trong củ ấu có chứa rất nhiều gluxit, đường glucô (khoảng 49%), protein (khoảng 10,3%)…có giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe rất cao.

Không chỉ thế, ước tính cứ trong 100g củ ấu chín thì có khoảng 48,2g nước, 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie. Ngoài ra, trong củ ấu còn có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư.

Trong Đông y, củ ấu có tính mát, vị ngọt, thân cây có vị chát tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (ăn chín); thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát (ăn sống).

Một số bài thuốc chữa bệnh hay từ củ ấu

Củ ấu là một loại củ được trồng nhiều ở các ao đầm trong khắp nước ta. Củ cũng để ăn, vỏ củ và toàn cây dùng làm thuốc. Có thể tìm mua củ ấu ở dọc các tuyến đường hoặc ở một số chợ. Vừa dễ tìm, giá cả hợp lí, vừa ngon, vừa rẻ mà lại chữa được nhiều bệnh như: củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy; Loại củ ấu già rất tốt cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược. Nên củ ấu còn được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”.

Bác sĩ Y học Cổ truyền Nguyễn Thanh Hậu đang dạy Trung cấp ngành Y học Cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ củ ấu sau đây:

Chữa nhức đầu, choáng váng và cảm sốt:

– Dùng 3-4 quả ấu sao cháy, sắc uống. Một ngày dùng một thang.

Chữa sốt chữa mệt nhọc khi bị sốt rét:

– Vỏ quả ấu đem sao cho thơm, sắc uống

Chữa loét dạ dày, loét cổ tử cung:

– Thịt quả ấu 30g, hòa sơn 16g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, táo đỏ 6g.

– Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ.

– Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Món này còn là món ăn bổ trợ tốt cho những người bị ung thư dạ dày.

Giải độc rượu, sáng mắt, chữa sài đầu ở trẻ em:

– Dùng toàn thân cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt.

– Ngày dùng từ 10-16g dưới dạng thuốc sắc, hoặc dùng thịt quả ấu tươi 150 – 250g, nhai nát nuốt dần hoặc giã nát, chế thêm nước nguội để uống.

– Dùng ngoài không kể liều lượng,…

Một số bài thuốc hay từ củ ấu

Chữa trĩ ra máu:

– Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp

– Một ngày dùng 3-4 lần.

Chữa đại tiện ra máu:

– Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp 8g, hoa hòe 8g, gương sen 8g.

– Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Môi khô, ngủ không ngon giấc

– Thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 20g, câu kỷ tử 10g, hoàng cầm, cam thảo sắc lên uống.

– Ngày uống 2 lần, uống khoảng 1 tuần.

Bạn Trần Thanh Huy đang học Cao đẳng Y Dược tại Tp.HCM và có gia đình trồng củ ấu lâu năm cho biết, ngoài sử dụng củ ấu để chữa bệnh thì cũng có thể dùng củ ấu để nấu ra một số món ăn ngon vừa rẻ – bổ – khỏe như: luộc chín củ ấu, làm nước ép xiro, bung nhừ củ, bột hồ củ ấu hoặc nấu cháo củ ấu,…

Những lưu ý khi dùng củ ấu

Theo chuyên mục Món ăn bài thuốc của trang Thuốc nam cho biết tuy củ ấu có nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng để tận dụng được hết công dụng của nó thì bạn cần phải chú ý những điều sau:

– Không nên ăn nhiều củ ấu một lúc, vì chúng có tính mát nên dễ gây nên tình trạng đầy hơi, đau bụng.

– Có thể dùng 50 – 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh, cháo…

– Những người có u cục ở ngực bụng cần thận trọng khi ăn vì nếu ăn nhiều có thể gây ra trệ khí.

– Không nên dùng dạng sống đối với những người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng.

– Không nên uống nước liền sau khi ăn xong củ ấu vì sẽ có cảm giác khó chịu.

Nguồn: thuocnam.edu.vn

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý và cách sử dụng dây thìa canh

Dây thìa canh nổi tiếng với tác dụng cân bằng đường huyết, hỗ trợ trị ...